16/9/15

TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH


“Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi.” (Thơ N.B.Sinh)




Tình yêu thuần khiết chỉ có thể là, nếu nó không bị pha trộn bởi các điều kiện; tình yêu có điều kiện thì không còn là tình yêu. Anh phải như thế này hoặc em phải như thế kia.
Bạn đã bao giờ có cảm giác về sự mãn nguyện sau khi đã mỉm cười với người lạ trên phố không? Một làn gió thoảng của sự an bình có theo sau nó không? Không có giới hạn về con sóng niềm vui thanh bình mà bạn cảm thấy khi bạn nâng một người bị ngã dậy, khi bạn đỡ cho một người bị ngã, khi bạn tặng hoa cho một người ốm, một người không quen biết..vv… Đơn giản việc trao một món quà bản thân nó là một phần thưởng lớn, một sự hài lòng lớn. Ai tặng người khác hoa hồng, trên tay người đó phảng phất mùi thơm”.
Còn khi bạn làm nó bởi vì người đó là bố bạn hay bởi vì người đó là mẹ bạn, hay chỉ là một hành động xã giao bạn bè, khi đó việc làm của bạn đã trở nên có điều kiện, đó là một chuyện khác.

Những người đang yêu bao giờ cũng lo sợ. Họ sợ, vì tình yêu đến tự nhiên như một cơn gió thoảng nhẹ. Chúng ta không thể chế tác ra được gió nhẹ, đó là thứ người ta không chế tạo ra được, nó tự đến. Mà những thứ nó đã tự đến, thì rồi, nó cũng lại tự ra đi…
     Tình yêu đến và trăm hoa đã đua nở trong tâm hồn, những bài ca rộn ràng dâng lên trong trái tim, chúng ta muốn được nhảy múa... nhưng vẫn phảng phất đâu đó một nỗi sợ thầm kín, rồi sẽ đi tới đâu? Nếu cơn gió nhẹ đến với bạn, mát dịu và đầy hương thơm rồi lại cất bước ra đi vào một ngày mai nào đó? Vì cuộc sinh tồn không có giới hạn trong tầm tay của bạn. Cơn gió nhẹ chỉ là một khách lãng du: nó ở lại với ta lâu hay chóng là tùy hứng và có thể ra đi bất cứ lúc nào không biết nữa.

Hàng triệu đôi tình nhân trên khắp thế giới đang sống với tình yêu hình như đang có đó. Họ đang sống với tình yêu hay một nửa tình yêu. Họ đang sống trong một thế giới “hình như”. Họ đang hao tổn mọi năng lượng. Họ đang cố tìm kiếm một cái gì đó từ một tình yêu tưởng như; liệu nó có thể đem lại sự an lành, êm đềm và hạnh phúc?. Vì thế mới có sự thất vọng, vì thế mới có cái sự chán chường tiếp diễn, vì thế họ mới luôn cằn nhằn nhau, không hài lòng về nhau giữa những người yêu nhau, và đôi khi còn gây khổ cho nhau. Họ đang cố gắng làm cho chuyện tình của mình trở thành một cái gì đó vĩnh hằng, cái không thể thấy được. Tình yêu của họ nảy sinh từ tâm trí và tâm trí thì không thể nào cho họ một thoáng nhìn vào sự vĩnh hằng.





Tất cả mọi xung khắc đều do hiểu nhầm. Bạn nói điều này, người yêu bạn hay vợ bạn hiểu sang điều khác. Vợ bạn nói điều này, bạn lại hiểu khác đi. Có nhiều đôi sống với nhau ba mươi, bốn mươi năm có lẻ; ấy thế mà họ dường như vẫn chưa chính chắn như họ vẫn trong những ngày đầu với nhau. Vẫn cùng với những lời phàn nàn cũ: “Cô ấy, bà ấy chẳng hiểu điều tôi nói”. Bốn mươi năm chung sống mà chúng ta vẫn không thể nào hình dung ra được theo một cách nào đó vợ bạn có thể hiểu chính xác điều bạn nói, và do vậy bạn có thể hiểu đích xác điều vợ bạn hay người yêu bạn nói ?.

Một trong những hiện tượng lạ lùng nhất là trong hàng nghìn năm nay, đàn ông và đàn bà đã từng sống với nhau, mặc dầu họ là những người xa lạ. Họ cứ cho sinh ra những đứa trẻ, nhưng họ vẫn còn là người xa lạ. Cách tiếp nhận nữ tính và cách tiếp nhận nam tính là đối lập nhau, và sẽ còn đối lập nhau đến mức chừng nào họ chưa tạo ra được nỗ lực có ý thức. Chừng nào nó còn chưa trở thành việc Thiền của bạn, thì chẳng có hi vọng nào nó sẽ cho bạn có được cuộc sống an bình.

Phật cũng yêu nhưng tình yêu của Người thì không khổ não. Nếu bạn yêu, bạn sẽ đau khổ. Nếu bạn không yêu thì bạn sẽ đau khổ bởi sự thiếu vắng tình yêu; nếu bạn yêu thì bạn sẽ đau khổ bởi sự hiện diện của tình yêu. Bạn chỉ đang ở trên bề mặt, và bất kỳ điều gì bạn làm cũng đều có thể đem lại cho bạn chỉ những thỏa mãn nhất thời mà thôi. Gió đưa cây cải về trời”, để rồi mọi thứ cũng vẫn chẳng có gì đổi thay.

Trước hết, bạn hãy đi vào trong Thiền định, bởi vì tình yêu sẽ tới từ thiền định – nó là hương thơm của thiền định.

Thiền có nghĩa là sống không lời nói, sống không ngôn ngữ, những ký ức ngôn ngữ sẽ trở thành những chướng ngại cho sự trưởng thành của thiền định. Thiền nghĩa là sống không lời, sống trong một tình huống phi ngôn ngữ. Đôi khi điều nảy xảy ra một cách tự phát. Khi bạn đang yêu một ai đó thì điều này xảy ra. Nếu bạn thực sự yêu, thì bạn cảm thấy sự hiện diện của tình yêu – không cần thông qua ngôn ngữ. Bất kỳ khi nào hai người yêu thấy thân mật với nhau, thương nhau thì họ trở nên im lặng. Không phải là không có gì để bày tỏ; ngược lại, có một sự tràn ngập được bày tỏ. Nó vượt qua mọi phạm vi của ngôn ngữ, và lời nói thì chẳng bao giờ có đấy; chúng không thể có đấy được. Chúng chỉ đến khi tình yêu đã qua đi.
    Nếu hai người yêu nhau mà chẳng bao giờ im lặng, nếu họ bao giờ cũng cứ nói, thì đấy là một chỉ dẫn rằng tình yêu đã chết. Bây giờ họ đang lấp lỗ hổng bằng lời nói. Khi tình yêu còn sống, lời nói không có đó, bởi chính sự tồn tại của tình yêu đã tràn ngập, đã thấm nhuần đến mức hàng rào ngôn ngữ và lời nói bị vượt qua, và thông thường, nó chỉ bị vượt qua trong tình yêu.

Thiền là cực điểm của tình yêu: tình yêu không cho riêng một người, mà tình yêu cho toàn bộ sự tồn tại. ... Tình yêu của bạn sẽ sâu sắc hơn khi việc Thiền của bạn sâu sắc hơn, và ngược lại; khi việc thiền của bạn nở hoa thì tình yêu của bạn cũng sẽ nở hoa. Nhưng nó ở trên một mức độ hoàn toàn khác.

Với người yêu bạn, chồng bạn hay vợ bạn, các bạn không được nối với nhau trong Thiền. Bạn chưa bao giờ ngồi im lặng với nhau được lấy một giờ chỉ để cảm thấy tâm thức của nhau, để cảm nhận được sự ấm áp của trái tim, sự nồng ấm bên trong của nhau, để có thể đi được vào trong sâu thẳm tâm hồn của nhau… Hoặc là bạn cãi nhau, đùa vui với nhau, hay bạn làm tình; nhưng trong tất cả những trường hợp đó, bạn chỉ quan hệ về thân thể mà thôi, phần thể chất, phần sinh học, hóc môn. Bạn không có quan hệ với cốt lõi bên trong nhất của người kia. Linh hồn bạn vẫn còn tách biệt. Trong đền thờ và trong nhà thờ và trong tòa án, chỉ có thân thể bạn là lấy nhau. Linh hồn bạn xa nhau hàng dặm đường.
Người ta vẫn sống với nhau, và tâm linh của họ đầy những vết thương; bởi thế, những điều tưởng chừng như nhỏ nhoi cứ làm họ đau, làm họ tổn thương, và tổn thương.

Không thể có khả năng cho sự đồng nhất với nhau xảy ra ngoại trừ Thiền định, vì Thiền cho bạn phẩm chất của sự im lặng, nhận biết, lắng nghe kiên nhẫn, một khả năng đặt bản thân bạn vào vị trí của người khác, đó là cơ hội cho tình yêu và sự an bình. Nếu bạn muốn có quan hệ hài hòa với nửa kia của mình, bạn sẽ phải học Thiền nhiều hơn. Tình yêu một mình nó không đủ.

Chỉ với Thiền định thì tình yêu mới mang màu sắc mới, âm nhạc mới, bài ca mới, vũ điệu mới – vì Thiền cho bạn sự sáng suốt để hiểu cực đối diện, và trong chính việc hiểu biết đó mà mọi sự xung khắc sẽ biến mất. Có một điều bạn cần phải nhớ; rằng không có Thiền thì nhất định tình yêu sẽ không trọn vẹn, khó có khả năng nào cho nó trở thành vĩnh hằng. Bạn có thể có chủ ý và bạn có thể lừa dối người kia, nhưng bạn không thể lừa dối chính mình được. Bạn biết sâu bên trong rằng tất cả mọi hứa hẹn mà tình yêu đã trao cho bạn, hay bạn đã trao cho tình yêu, đều vẫn còn chưa được hoàn thành.
Nếu bạn yêu một người đàn ông, thì Thiền là món quà tốt nhất mà bạn có thể tặng cho anh ta. Nếu bạn yêu một người đàn bà, thế thì viên kim cương lớn nhất thế giới cũng chẳng là gì; Thiền sẽ là món quà còn quý giá hơn nhiều – vì nó sẽ làm cho cuộc đời thành vui sướng và nở hoa.




Trong thiền định, khi mà hai thiền giả cùng chia sẻ nhau nguồn năng lượng của mỗi người, thì tình yêu là một hiện tượng ổn định, nó không biến đổi. Nó mang cái phẩm chất của tính vĩnh hằng, nó trở nên thánh thiện và thiêng liêng; Sự gặp gỡ giữa tình yêu và thiền định là kinh nghiệm mạnh mẽ của đời sống. Yêu mà không Thiền, đó là sống trong một trạng thái mơ hồ, mang nặng nỗi lo âu, đó là sống trong nỗi lo, bất an, chìm đắm miên man trong suy nghĩ.

Đàn ông và đàn bà chỉ hợp lưu với nhau chỉ ở mỗi một điểm, ở mỗi một nơi mà thôi, đó chính là Không gian Thiền định, ở đó nam và nữ thực sự là bình đẳng, vì rằng cả hai giới họ đều có khả năng sinh sản, họ có thể tái sinh, cả hai đều có thể thai nghén cho sự thức tỉnh của mình. Nếu không có mặt trong không gian Thiền định, thì đàn ông và đàn bà sẽ là hai loại người khác hẳn nhau. Vì thế mà họ dễ gây khổ cho nhau. Họ chỉ có thể liên kết với nhau trong phép thiền định sâu xa.
    Và chỉ trừ ra khi toàn thể nhân loại trở nên Thiền định, đàn ông và đàn bà sẽ cứ còn đấu tranh với nhau mãi. Tình yêu của họ sẽ luôn luôn có cái cao thượng và cả sự thấp hèn, sẽ có những giây phút tươi đẹp và sẽ có những giây phút tồi tệ, sẽ có những giây phút vui vẻ và sẽ có những giây phút đau buồn.

Thiền định không phải là cái độc quyền của bất cứ ai, dù là nam hay nữ. Vì rằng Thiền định là cái giao điểm duy nhất mà ở đó người nam không phải người đàn ông, người nữ không phải là đàn bà, ở đó đơn giản cả hai đều là những con người, những thiên thần có quyền năng, những ươm mầm của sự thánh thiện.

Nếu bạn Thiền thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ tới với tình yêu. Nếu bạn thiền sâu sắc thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bắt đầu cảm thấy một Tình yêu mênh mông đang dâng lên trong bạn mà trước đó bạn chưa từng biết tới bao giờ - một chất lượng mới cho con người bạn, một cánh cửa mới được mở ra. Bạn đã trở thành một ngọn lửa mới và bây giờ bạn muốn chia sẻ, muốn cho đi. Nếu bạn yêu sâu sắc thì dần dần bạn sẽ trở nên nhận biết rằng tình yêu của bạn đang trở nên ngày một thiền định hơn. Một phẩm chất tinh tế của im lặng đang đi vào trong bạn. Ý nghĩ đang biến đi, lỗ hổng xuất hiện ... im lặng đó ! Bạn đang chạm tới chiều sâu của chính mình.





Phật đã định nghĩa từ bi là “Tình yêu cộng với thiền định”. Khi tình yêu của bạn không chỉ là một ham muốn về người khác, khi tình yêu của bạn không chỉ là một nhu cầu, một sự đòi hỏi; khi tình yêu của bạn là một sự chia sẻ, khi tình yêu của bạn không phải là tình yêu của kẻ ăn xin mà là của một Hoàng đế, khi tình yêu của bạn không phải là cầu xin một cái gì đó cho lại mà chỉ sẵn sàng đem cho – cho vì niềm vui hoàn toàn của việc cho – thì hãy thêm Thiền định vào đó và hương thơm thuần khiết sẽ tỏa ra, sự huy hoàng bị cầm giữ sẽ thoát ra. Đó chính là từ bi; từ bi là hiện tượng cao nhất. Dục là thú vật, tình yêu là con người, từ bi là thần thánh. Dục là thể chất, tình yêu là tâm lý, từ bi là tâm linh.

"Một tình yêu sinh ra từ thiền định, không phải một tình yêu sinh ra từ tâm trí, đó đích thực mới là một tình yêu.” (Ohsho)


Cảm ơn vì bạn đã đọc.
Lão tiensinh



Bài liên quan:

……

29/6/15

HIỂU ĐÚNG VỀ ĐẠO PHẬT


Phần 1:  Đức Phật và Phật Pháp

Từ 500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, có một Hoàng Tử trẻ đã mở ra một con đường. Ngài đã trải qua đau đớn và khổ ải để đạt tới Niết Bàn. Niềm hạnh phúc vĩnh hằng mà con người ước vọng đạt tới.

(Thái tử Tất Đạt Đa và Hoàng Hậu Maya)


Cậu bé được đặt tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha) nghĩa là “Thực hiện được mọi mơ ước”. Nhưng Hoàng Hậu Maya lâm bệnh và từ trần vài ngày sau khi sinh nở. Tất Đạt Đa được người dì nuôi dưỡng.

   Hoàng gia mời các đạo sĩ Bà La môn đến, và sau đó, một nhà tiên tri đã dự đoán về tương lai của đứa trẻ. Theo truyền thuyết, nhà tiên tri thấy trên cơ thể của Thái tử xuất hiện các tướng tốt lành của bậc vĩ nhân bao gồm cả dấu hình bánh xe trong lòng bàn chân của Ngài. Theo truyền thuyết, Đức Phật sinh ra có 32 tướng tốt của bậc vĩ nhân. Những dấu hiệu này chỉ xuất hiện trên 2 loại người: Thứ nhất là thủ lĩnh về Tôn giáo và thứ 2 là Đại Đế thống trị thế giới.

Đức Vua Tịnh Phạn vô cùng sung sướng với ý tưởng con trai của mình sẽ trở thành một thủ lãnh vĩ đại. Do đó, nhà vua vô cùng chiều chuộng con trai, để ngăn ngừa Thái Tử nhìn thấy những điều khiến cậu rẽ sang con đường Tôn Giáo. Mọi người biết về dấu hiệu này đều biết Tất Đạt Đa là xuất chúng – đặc biệt là Tịnh Phạn Vương. Nhưng nhà vua quan sát sự trưởng thành của con trai nhỏ tuổi, ham hiểu biết và lo lắng về các lời tiên tri: “Một ngày nào đó Thái Tử sẽ từ bỏ hoàng cung và trở thành một nhà Lãnh đạo Tôn Giáo, chứ không trở thành thủ lĩnh của Bộ Tộc Thích Ca”.

Khi Tất Đạt Đa trưởng thành, nhà vua cực kỳ mừng vui thấy tài năng tuyệt vời của Hoàng Tử trong các môn: Đánh kiếm, Đấu vật và Bắn cung. Nhưng đồng thời nhà vua cũng thấy Hoàng Tử có tư tưởng sâu sắc và cực kỳ ham hiểu biết. Hoàng Tử dường như luôn ham muốn tìm hiểu bản chất của thế giới chung quanh chớ không phải con đường binh nghiệp, mà đối với một vị vua – đây là điều tối cần thiết! Hoàng Tử trẻ Tất Đạt Đa phải học nếu muốn cầm đầu các chiến binh. Tất Đạt Đa được kỳ vọng trở thành vị vua tương lai, người bảo vệ Ca Tỳ La Vệ, một trong những thành phố đầu tiên ở vùng Bắc Ấn.
   Khi 9 tuổi, nhà vua cho phép Hoàng Tử ra ngoài tham gia lễ hội Cày Ruộng thường niên. Hoàng Tử đã tham gia rất háo hức. Cảm nhận đầu tiên về thực tại của cậu về thế giới bên ngoài, đã mở ra cho Tất Đạt Đa một cái nhìn mới về thế giới và đã trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời của cậu.

Người ta kể lại rằng Hoàng Tử đã xem một người dân đang cày. Nhìn thấy công việc cực nhọc và nỗ lực cứ lặp đi, lặp lại, những thứ mà Ngài không bao giờ nhìn thấy trong cung điện. Ngài quyết định thoát khỏi Lễ Hội và đứng một mình.
Ấn tượng đầu tiên về cuộc sống thực sự đã tác động mạnh mẽ đến Hoàng Tử. Đối với người khác, đây có thể là một Lễ Hội, nhưng đối với Tất Đạt Đa, nó là biểu tượng của một thứ hoàn toàn khác. Hoàng Tử để tâm trí mình rơi vào trạng thái lặng ngắm. Hoàng Tử quan sát cái cày khi nó cắt, xới đất, và chú ý thấy chim chóc tới ăn các con côn trùng vừa mới chui từ mặt đất lên. Ngài tự hỏi tại sao chúng sinh lại phải chịu khổ đau. Nếu người nông dân không cày, con chim sẽ không ăn được côn trùng. Hoàng Tử thấy rằng mọi thứ đều có liên hệ với nhau và mọi hành động đều có Nhân Quả. Quan sát đơn giản này dẫn đến một trụ cột trong giáo lý của Người: NGHIỆP (Karma).

Khi Tâm Thái Tử tập trung vào những tư tưởng sâu sắc. Hoàng Tử thả mình vào trạng thái xuất thần hay Nhập Định, một trạng thái tinh thần mà sẽ trở thành bước đầu tiên của Người trên con đường Giác Ngộ. Người ngồi dưới bóng cây và tập trung đến cái cày đang cày xới trên mặt đất. Truyền thuyết nói rằng lúc đó Hoàng Tử tự nhiên tiến vào cảnh giới Thiền định gọi là Sơ Thiền. Trạng thái này rất hân hoan và Hạnh Phúc, và sau này Hoàng Tử lại sẽ sử dụng nó trên con đường tâm linh của mình. (Mối quan hệ của Thiền trong Phật Giáo là tập trung vào một thứ gì đó để tạo ra cảm giác thanh bình. Có thể đó là ý tưởng của Từ Bi hay các con côn trùng bị giết khi cày trên mặt đất..).

Hành vi của Hoàng Tử trẻ làm đảo lộn mọi chủ định của nhà vua. Theo Bà La Môn (Tôn Giáo chính tại thời kỳ đó), con phải nối nghiệp cha. Quan điểm của nhà Vua Tịnh Phạn cũng thế, cố gắng bảo vệ Hoàng Tử trước bất kỳ khổ đau nào. Và bây giờ, nguyên nhân để thực hiện điều này là có một lời tiên tri rằng: Hoàng Tử hoặc sẽ trở thành một Đại Đế, hoặc sẽ trở thành người Xuất Gia và đạt được sự Giác Ngộ. Dĩ nhiên, nhà vua muốn Hoàng Tử kế tục mình trở thành một vị Vua!
Khi tất Đạt Đa lớn lên, Vua Tịnh Phạn cố gắng tìm mọi cách để giữ Hoàng Tử ở bên trong cung điện. Nhà Vua tạo ra quanh Hoàng Tử một môi trường sống tuyệt hảo và đầy cám dỗ. Ngoài địa vị Thái tử, Tất Đạt Đa còn có những nàng hầu tuyệt đẹp, để Hoàng Tử chìm đắm trong nhạc nhã và sắc đẹp.


(Hoàng Tử luôn chiến thắng trong các cuộc thi)


Khi Tất Đạt Đa tròn 16 tuổi, Vua Cha tìm cho Ngài một người vợ xinh đẹp. Công Chúa Da Du Đà La (Yhshudhara). Tất Đạt Đa phải tham gia tranh tài để cầu hôn nàng, và Nhà Vua rất vui mừng khi thấy con trai tài giỏi là người chiến thắng. Nhà Vua bắt đầu tự thuyết phục rằng cuộc sống trong cung cuối cùng cũng đã phù hợp với Hoàng Tử. Nhưng đó chỉ là mong muốn của Nhà Vua mà thôi, và Tất Đạt Đa năn nỉ Vua Cha cho phép đi vi hành. Không thể từ chối mong muốn của con lâu hơn nữa, Nhà Vua tuyệt vọng ra lệnh dọn sạch hết những gì chướng mắt trong khu vực phụ cận Hoàng Cung. Giống như trong một bộ phim Hollywood. Những người ốm đau, nghèo khổ, già cả được dọn sạch khỏi thế giới lý tưởng của Hoàng Tử trẻ tuổi.

Mặc cho những nỗ lực của Vua Cha, nếm trải đầu tiên của Tất Đạt Đa về thế giới bên ngoài sẽ hé lộ ra thực tế khắc nghiệt.
   Ngây thơ như một đứa trẻ, Ngài ra đi cùng với Xa Nặc (Chana), người đánh xe của Ngài đóng vai trò là người dẫn đường. Hoàng Tử sẽ thực hiện 4 cuộc du lãm và nhìn thấy 4 dấu hiệu được dự đoán trước bởi những thầy bói của Hoàng Gia.
Các Kinh sách Phật Giáo Nguyên Thủy đều đề cao mức độ quan trọng của thời điểm lịch sử này, vì mỗi cuộc hành trình sẽ mở ra cho Tất Đạt Đa một khía cạnh của cuộc sống đã bị cố tình che dấu trước mắt Ngài.

Trong chuyến du hành đầu tiên, Ngài nhận thấy một cụ già khó nhọc lê bước trên đường làng. Ngài hỏi Xa Nặc về chuyện xảy ra với cụ già, và Xa Nặc giải thích cho Ngài về quá trình lão hóa của con người. Tất Đạt Đa được cảnh tỉnh khi Ngài học được rằng “Lão” là không thể tránh khỏi và xảy ra với tất cả con người. Đối với Tất Đạt Đa, thực tế đã bắt đầu vén màn bức tranh khắc nghiệt về thế giới, nơi bất hạnh và đau khổ xuất hiện để thống trị mọi khía cạnh của cuộc sống.
Dấu hiệu thứ hai xuất hiện ngay kế tiếp. Khi Tất Đạt Đa nhận thấy một người Bệnh, cơ thể tàn tạ vì bị bệnh tật hành hạ. Ngài hỏi Xa Nặc rằng liệu có phải ai cũng có thể bị Bệnh không? Và Ngài lại bị chấn động lần nữa khi Ngài biết sự thật phũ phàng rằng: Tất cả chúng ta đều có thể bị ‘Bệnh”. Bức tường bảo vệ giả tạo quanh Ngài bắt đầu tan vỡ. Càng khám phá Ngài càng nhận ra bi kịch của cuộc sống.
Giờ đây Ngài thấy một người vừa chết quấn trong tấm vải liệm được mang đến giàn thiêu, và chuyện kể rằng Hoàng Tử kinh hoàng khi khám phá ra rằng: Không những con người không thoát khỏi “Tử” , mà theo tín ngưỡng Bà La môn (Brahamin), sau khi chết đi, tất cả chúng ta đều được tái sinh để chịu đau đớn và chết đi hết lần này đến lần khác, dường như không có kết thúc, và không có giải pháp cho vòng quay (luân hồi) vô tận này.

Cuộc đời Đức Phật là một biểu tượng bởi vì điểm mấu chốt là: Ngài là một thanh niên có cuộc sống vuơng giả và Ngài nhận ra điều đó không đủ bởi vì Ngài bị chấn động mạnh. Ngài bị chấn động mạnh bởi lần đầu tiên trong đời Ngài gặp phải Lão, Bệnh, và Tử. Có vẻ không hợp lý khi một thanh niên có trí tuệ sáng láng được nuôi dạy cẩn thận, nhưng Ngài lại không biết gì về điều đó. Điều này có vẻ như là để truyền đạt ấn tượng ghê gớm về việc đối mặt với những vấn đề cơ bản của sự tồn tại của con người, đã và đang chi phối chúng ta và vấn đề cấp bách là chúng ta phải làm điều gì đó.

Nhưng dấu hiệu thứ tư mới là dấu hiệu chỉ ra tương lai của Tất Đạt Đa: Một người với tấm vải quấn quanh cơ thể cấm chiếc bát khất thực trước mặt Ngài. “Tại sao ai đó lại muốn từ bỏ những lạc thú trên đời này để đi lang thang khắp đất nước làm nghề khất thực (ăn xin)?” - Hoàng Tử trẻ tuổi hỏi. Xa Nặc giải thích rằng người đàn ông này đã từ bỏ những lạc thú đó để đối mặt với thực tế và tìm kiếm câu trả lời cho sự tồn tại khổ đau này.

(Tạm biệt con thơ và người vợ trẻ)
  
Khi Tất Đạt Đa quay lại Hoàng Cung sau chuyến du hành. Trí óc Ngài đang quay cuồng với sự hiểu biết mới mẻ về thế giới. Hoa trái chung quanh Ngài sẽ thối rữa và tàn úa. Ngay cả những bức tường của cung điện rồi cũng có ngày sụp đổ. Công Chúa Da Du Đà La vừa sinh cho Ngài một đứa trẻ xinh đẹp, nhưng rồi họ cũng sẽ già đi, ốm yếu và chết! Đây là những điều không thể tránh khỏi. Ngài đã học được ý nghĩa của sự Vô Thường và nhìn thấy điều này ở mọi thứ xung quanh. Tất Đạt Đa biết rằng Ngài phải rời bỏ gia đình để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đang thiêu đốt bên trong Ngài, dù cho việc đó có nghĩa là phải bỏ rơi người vợ trẻ đẹp và đứa con mới sinh. Trái với truyền thống của gia đình và tôn giáo Bà La Môn, Tất Đạt Đa bỏ nhà để đi tìm câu trả lời của riêng Ngài về sự đau khổ của cuộc sống.

Truyện kể rằng trên dòng sông Anoma, Ngài đã cởi bỏ đồ trang sức, đổi bộ quần áo xa hoa lấy bộ đồ của kẻ hành khất (ăn mày) và cắt đi mái tóc dài. Ngài yêu cầu Xa Nặc mang chúng quay trở về cung điện.
   Tất Đạt Đa lần đầu tiên chỉ có một mình. Cuối cùng Ngài đã trốn khỏi thế giới giả tạo của đời sống Hoàng Cung, nơi thống khổ đã bị quét sạch khỏi tầm mắt. Giờ đây Ngài phải đối mặt với thực tế. Liệu Ngài có tìm được một giải pháp cho nỗi đau khổ của sự tồn tại? Tất Đạt Đa phải đối mặt với việc chịu đựng nỗi thống khổ ở một mức độ mà Ngài chưa bao giờ thấy khi Ngài đi đến các Thành phố và trong đó có những con người bị ném ra cùng một chỗ, khi mà dịch bệnh và đói khổ gia tăng.

Có một số người cho rằng đây là một sự khởi đầu cụ thể cho sự quan tâm của Đức Phật đến nỗi đau khổ. Nó nhấn mạnh những vấn đề chung mà loài người ở bất cứ xã hội nào cũng gặp phải. Tất Đạt Đa nhận ra rằng nếu Ngài muốn tìm câu trả lời cho sự đau khổ chung quanh Ngài, Ngài sẽ phải đương đầu với tôn giáo Bà La môn mà mọi người đều theo. Những gì người Bà La Môn có, là Tri Thức Thần Thánh. Tri Thức Thần Thánh này tập trung vào những kinh sách có tên là Kinh Vệ Đà.
Từ Vệ Đà, bản thân nó có nghĩa là Tri Thức, và ngụ ý ở đây là chỉ có tri thức là tài sản thật sự có giá trị. Với Tri Thức Thần Thánh, các Thầy Bà La Môn nhìn thấu mọi giai đoạn của cuộc sống từ khi sinh ra cho đến khi chết. Nhưng tri thức của họ chỉ được truyền thụ lại cho những người con trai của họ. Vị trí của các gia tộc Bà La Môn luôn được đảm bảo cho đến khi sau một làn sóng các nhà hiền triết mới bắt đầu thách thức nó. Đó là lúc đạo Brahamisn tiền thân của đạo Hindu được đưa ra để tranh cãi. Nó giống như thời của các nhà Triết học cổ như Plato và Socrates ở Hy Lạp cổ.
Mọi người tranh luận với nhau và Đức Phật cố gắng mở một con đường đi ngang qua đó. Ngài mô tả hoản cảnh lúc đó như một mớ hỗn độn của các quan điểm. Một rừng quan điểm. Khi Tất Đạt Đa khám phá khu rừng này, Ngài nhận ra rằng giải pháp cho sự đau khổ của cuộc sống phải khả dụng cho tất cả mọi người hơn là cho một thiểu số. Giống như truyền thống Bà La Môn, Đức Phật đồng tình với những người Bà La Môn, và Ngài nói rằng: “Con người không trở thành Bà La Môn từ khi mới ra đời, mà họ trở thành người Bà La môn bằng cách sống tốt. Con người không trở thành kẻ bị xã hội ruồng bỏ từ khi mới ra đời, mà họ trở thành kẻ bị xã hội ruồng bỏ khi sống không tốt”.
Quả là một suy nghĩ quan trọng và tuyệt diệu. Giống như trong xã hội, chúng ta nói rằng một quý ông đích thực không phải là một người sinh ra trong một gia đình gia thế, mà là người cư xử đứng đắn.


Tất Đạt Đa đi xa hơn trong quá trình tìm kiếm của Ngài về phía Bắc Ấn. Ngài tìm kiếm một lối khác để vượt qua nỗi thống khổ xung quanh. Ngài quan tâm đến tất cả những tư tưởng Triết Học mới, nhưng Ngài muốn tiến xa hơn, vươn tới nơi thẳm sâu trong tâm hồn. Ngài quyết định tập trung vào kỹ thuật Thiền Định và đi tìm những bậc Thầy hàng đầu của thời đó.

Có hai loại Thiền định phổ biến ở Ấn Độ cổ bao gồm: Đặt bản thân dưới nhiều loại áp lực khác nhau bằng cách kiểm soát sự hít thở hoặc thỉnh thoảng nhịn ăn. Hoặc trải qua các hình thái hành xác khác, mục đích là thực sự đạt được cái mà chúng ta gọi là “các trạng thái biến đổi của ý thức”, và họ nghĩ rằng họ đã đạt được đến những tầng rất cao trong vũ trụ.
Họ không đề cập đến vấn đề này theo nghĩa đen, không phải là họ nghĩ rằng họ ở cách 5.000 feet so với mặt đất. Nói như vậy có nghĩa là họ cho rằng không có mặt phẳng cụ thể, càng trở nên trừu tượng hơn những thứ như là mặt phẳng vô tận của không gian, và nó được kế tiếp bởi mặt phẳng ý thức vô tận như ta có. Và rồi mặt phẳng vô tận của hư vô, đó là những thứ mà chắc chắn Đức Phật đã học được từ những người Thầy của Ngài.
  
( Thời kỳ tu khổ hạnh )


Truyền thuyết kể rằng Tất Đạt Đa cực kỳ xuất sắc trong việc Thiền định, và Ngài đã thu hút được 5 môn đồ và các thầy của Ngài đã đề nghị Ngài ở lại và tiếp quản trường học. Nhưng Tất Đạt Đa quyết định rằng chỉ riêng việc thực hiện Thiền định không phải là câu trả lời cho sự đau khổ và tái sinh hay đầu thai. Ngài bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật khác, lần này tập trung vào cơ thể. Vì vậy Ngài thử phương pháp khác là tu Khổ Hạnh. Điều này bao gồm nhịn ăn, không tắm rửa. Thiền định khi nín thở một lúc lâu và đây là một phương pháp ức chế cao độ. Các thầy tu Khổ Hạnh có thể nhịn đói, hoặc thậm chí chặt đi các bộ phận trên cơ thể. Đối với họ, xác thịt là rào cản cho sự tự do tinh thần. Bằng cách chia cắt sự gắn liền của họ với cơ thể, họ sẽ làm trong sạch trí óc và giải phóng tâm hồn. Tất Đạt Đa cố gắng đạt được trạng thái tự do này. Ngài đã nhịn ăn quá lâu. Mạng sống của Ngài như chỉ mành treo chuông .
“Tay chân ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt dây leo khô héo. Bàn trôn của ta trở thành như móng chân con lạc đà. Xương sống của ta phô bày giống như một chuỗi banh. Các xương sườn gầy mòn của ta giống như một cột nhà sàn hư nát. Con ngươi long lanh của ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một cái giếng nước thâm sâu. Da đầu của ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng và đắng, bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn...”.

Và truyện kể rằng trong giai đoạn này Ngài đã sống bằng cách ăn một hạt vừng mỗi ngày. Ngài thực hành việc nhịn đói cho đến chết. Khi Tất Đạt Đa sắp sửa chết đói, một cô gái trẻ đã cứu sống bằng cách cúng dường một bát cơm trộn sữa. Giờ đây Ngài nhận ra rằng nếu tiếp tục nhịn ăn, Ngài sẽ chết đi mà chẳng đạt được thành tựu gì. và nhận ra rằng rèn luyện cơ thể bằng sự hy sinh cao độ và bắt cơ thể phải chịu những đau đớn không thể là cách giải quyết được vấn đề.
Khi 5 môn đồ của Ngài nhìn thấy Tất Đạt Đa từ bỏ việc nhịn ăn, họ mất lòng tin nơi Ngài. Họ không còn tin Ngài có sức mạnh để vượt qua chướng ngại về tinh thần và bỏ rơi Ngài. Ngài cảm thấy rằng mình đã thử những gì được yêu cầu. Chúng không có tác dụng, và tại giai đoạn này, Ngài nhớ lại trạng thái Thiền định mà Ngài đã vô tình đạt được dưới thời niên thiếu, và Ngài nghĩ rằng có lẽ đó chính là con đường đưa đến sự Giác Ngộ, vì nó không làm tăng dục vọng, mà nó vô cùng hân hoan và hạnh phúc.

Tình cờ Tất Đạt Đa ngang qua một nhạc sĩ đang chỉnh dây cho cây đàn Sitar. Khi dây quá căng thì đàn không thể chơi được. Khi dây chặt quá thì tiếng phát ra sẽ giật cục. Ở đâu đó quãng giữa sẽ là hòa âm du dương, Tất Đạt Đa nhận ra rằng quan sát đơn giản này báo hiệu điều gì đó cực kỳ quan trọng. Đó là con đường trung dung sẽ dẫn Ngài đến trạng thái của ý thức mà Ngài đang tìm kiếm, tới trạng thái hòa âm du dương – Sự Giác Ngộ. Nhưng làm sao để đạt được điều đó? Và cách thức cuối cùng Đức Phật sử dụng là cách có thể gọi là sự quan tâm hay tỉnh thức về cơ thể, không phải là bỏ qua hay cố gắng áp chế nó. Đó là một cách trung dung.

Con đường “Trung Dung” dẫn Tất Đạt Đa đi qua vùng thôn quê. Ngài đã đi du hành trong suốt 6 năm. Ngài đã trải nghiệm sự đau đớn và nỗi thống khổ và mở rộng giới hạn tri thức của mình. Nhưng Ngài vẫn chưa tìm thấy sự an bình nội tại và sự tiến hóa mà Ngài đang tìm kiếm: Trạng thái trí tuệ tuyệt đối và hạnh phúc mãi mãi được biết với cái tên Giác Ngộ.
Tất Đạt Đa đến Bodh Gaya. Ở nơi đây, cuộc hành xác của Ngài sẽ kết thúc. Ngài ngồi dưới một cái cây và lập thệ sẽ không rời khỏi chỗ cho tới khi đạt tới Giác Ngộ: “Cho dù có thịt nát, xương tan ta cũng sẽ không rời khỏi nơi này cho tới khi ta tìm ra con đường đi tới Giác Ngộ”.

(Con quỷ của sự Ham muốn, Thù hận... không chiến thắng được Ngài)


Ngài không còn phải trải qua đau khổ nữa. Ngài không chịu đựng bất kỳ đau đớn thể xác nào nữa. Ngài nghĩ rằng: “Cuộc sống này đã đủ đau khổ lắm rồi. Giờ ta hãy suy gẫm trong tĩnh lặng về vạn vật, nghĩ về cách thức mà cuộc sống đang vận động”. Ngài bắt đầu tập trung tâm trí bẳng cách chú ý đến hơi thở, chậm rãi hít vào và thở ra, cảm giác thanh tịnh trong thân thể, xung quanh chóp mũi và dần dẫn tâm trí tới sự thanh tịnh, tĩnh lặng, tập trung, thanh sạch.
Suy nghĩ của Tất Đạt Đa giờ đây tập trung đến mức Ngài có thể đi vào những vùng sâu thẳm nhất của tiềm thức mình. Giờ đây Ngài sẽ đối mặt với nỗi đau khổ cuối cùng và lớn nhất của mình. Con quỷ Mara, chúa tể của bản ngã (Cái Tôi), và ảo tưởng đã xuất hiện truớc Ngài. Nó có thể tạo ra mọi điều khủng khiếp nhất trong tâm thức của Tất Đạt đa. Cần phải nhớ rằng con quỷ Mara này không giống như quỷ Satăng của Thiên Chúa giáo, vì nó không phải là kẻ chuyên đi cám dỗ và cũng không giống chút gì với Chúa Trời, mà nó hoàn toàn chỉ là một động lực tâm lý ẩn trong mỗi chúng ta.
Mara đã thả cả bầy quỷ dữ tấn công Tất Đạt Đa. Chúng phóng những mũi tên cháy bỏng vào Ngài, nhưng mới được nửa tầm thì Tất Đạt Đa đã biến chúng thành những đóa Sen nhẹ nhàng buông xuống quanh Ngài. Thất bại, Mara lại cố gắng dùng những cô con gái quyến rũ của mình nhằm cám dỗ Tất Đạt Đa. Ma vương tấn công Tất Đạt Đa là hiện thân của Cái Chết và Dục Vọng. Giống như lý thuyết của Freud, ham muốn chính là Cái Chết, và Cái Chết cũng là Ham Muốn. Thực ra ma vương đã đưa ra 3 đứa con gái của mình, chúng là Say mê, Nhục dục và Thù hận đều xấu xa như nhau cả. Nếu người ta né tránh chúng và cho rằng chúng là ghê tởm, người ta sẽ là nô lệ của chúng, và Ngài có thể hoàn toàn điềm tĩnh và lãnh đạm. Ngài nhìn chúng mà không hề bị thu hút hay ghê tởm. Khuôn mặt các con gái của Mara dần nhòa đi trước con mắt của Tất Đạt Đa và sau đó chúng tan vào lòng đất. Thực tế, ta có thể nói Đức Phật đã ngộ ra rằng Mara là một phần của Ngài. Toàn bộ quá trình nhận thức này chính là sự Giác Ngộ của Ngài.
Trần gian rung chuyển khi Ngài xua đuổi ma quỷ. Tất Đạt Đa lúc bấy giờ đã 35 tuổi, đã trải qua Tứ thiền để đạt tới sự Giác Ngộ và trở thành Đức Phật hay Đấng Giác Ngộ. Ngài đã Thiền Định 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề trong trạng thái hạnh phúc viên mãn đó. Đây là trạng thái mà tâm thức đạt tới độ tinh tế, thuần khiết và nhạy bén đến khó tin. Tâm thức lúc này có thể ví như mặt nước hồ hoàn toàn tĩnh lặng, thậm chí có thể nhìn rõ con bọ trên bề mặt. Vì thế, điều này được xem là một trạng thái mà tâm trí rất sáng suốt, một dụng cụ rất nhạy bén.
Trong trạng thái hợp nhất cao độ này, Đức Phật đã nhìn thấu con đường Giải Thoát khỏi vòng Luân Hồi của SINH, LÃO, BỆNH, TỬ. Ngài nhận ra rằng nếu con người từ bỏ đươc những dục vọng xấu thì có thể từ bỏ được bất mãn và đau khổ ra khỏi cuộc sống. Nguyên nhân chính của khổ đau và những thất vọng trong cuộc đời chính là ham muốn thèm khát. Luôn có sự bất cân xứng giữa những điều chúng ta mong muốn và thực tế.

Sự minh triết mà Đức Phật tìm ra dưới gốc cây Bồ Đề đã khai sinh nên Đạo Phật, một tôn giáo mà ngày nay có tới 400 triệu người theo. Đức Phật đã tổng hợp những hiểu biết của Ngài trong Tứ diệu đế. Đó là nền tảng cho toàn bộ đức tin của Đạo Phật.
Diệu đế đầu tiên mà ta nhận thức được: Đời là bể Khổ.
Cái thứ hai là xác định được nguyên nhân của sự Đau Khổ. Đó chính là ham muốn.
Trong cái thứ ba, tựa như một thầy thuốc, Đức Phật chỉ ra rằng có một cách trừ bỏ sự ham muốn, và trong “đế” cuối cùng, Ngài đưa ra cách trừ bỏ căn bệnh này và đạt tới sự Giác Ngộ hay cõi Niết Bàn. Mục đích cuối cùng là đạt tới trạng thái tâm thức hoàn toàn dứt bỏ sự Thèm Khát, Sự Ngu Dốt, Lòng Tham, Sự Thù Hận và Ảo Tưởng. Do đó, Giải Thoát khỏi tất cả những nghiệp chướng luân hồi.

Sau đó Đức Phật giảng về GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là những nấc thang quan trọng trên con đường tiến đến Giác Ngộ. Ngài sử dụng phần đời còn lại để giúp những người khác theo con đường ấy tới sự Giải Thoát khỏi Khổ Đau .
Do những người theo Ngài ngày càng đông nên Ngài đã quyết định xây dựng nên một ngôi trường hay còn gọi là Tăng Đoàn. Ngày nay, một ngôi chùa đã mọc lên ở cạnh cái cây nơi Đức Phật đã Giác Ngộ. Các nhà Sư ở đây trở thành thư viện sống về giáo huấn của Phật. Việc tụng Kinh dưới chính gốc cây Bồ Đề này được các Phật tử cho là rất có ích cho việc tu tập. Sư trụ trì chịu trách nhiệm duy trì truyền thống của ngôi chùa.
Việc quan trọng nhất là thực hành lời dạy của Ngài. “Tu tập chăm chỉ, tỉnh thức hơn nữa”. Giờ đây chúng ta có thể diễn giải Phật Giáo bằng 4 từ: Tu tập tỉnh thức. Con đường Giác Ngộ bắt đầu bằng việc tập trung tâm trí và làm theo một số lời răn dạy: GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Đức Phật đã thiết lập cách sống này ở Tăng Đoàn đầu tiên của Ngài.


( Trở lại Hoàng Cung )


Sau 8 năm, Ngài quay trở về hoàng cung với gia đình mà Ngài đã từ bỏ. Lúc này Vua Cha đã tha thứ cho Ngài nỗi đau mà Ngài gây ra. Giờ đây Vua Tịnh Phạn đã nhận ra tầm quan trọng của những điều mà con trai Ngài tìm kiếm, thậm chí kế mẫu của đức Phật đã xin gia nhập Tăng Đoàn và bà đã trở thành nữ tu sĩ đầu tiên trong lịch sử. Đạo Phật đã được ủng hộ trong con mắt của tất cả các tín đồ Phật Giáo thậm chí cả về việc Ngài từ bỏ vợ con để dấn thân vào cuộc hành trình đơn độc để cố gắng tìm ra giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống và cách thức nên sống ra sao, và với Ngài, nên sống như thế nào là một câu hỏi thật sự quan trọng hơn nhiều so với việc có bất kỳ của cải nào hay thậm chí là người bạn đời.
Đức Phật một lần nữa từ bỏ gia đình. Ngài ra đi giảng đạo trong vòng 40 năm, truyền cho các đệ tử của Ngài Trí Tuệ mà Ngài đã đạt được dưới gốc Bồ Đề. Nhưng trước khi ra đi, Ngài đã nhận con trai mình vào Tăng Đoàn làm một tu sĩ. Đạo Phật đã khuyến khích các đệ tử của mình sống cùng nhau trong một Tăng xá nhằm giúp họ tập trung vào con đường Giác Ngộ.

Các tu sĩ đến từ nhiều nơi cùng sống trong các tăng xá được xây dựng quanh ngôi chùa dưới gốc Bồ Đề. Những người không phải là tu sĩ, những đệ tử tục gia cũng đến đây để học hỏi.
“Các nhà sư phải sống độc thân và từ bỏ mọi ham muốn cá nhân, và đó là một phần của khóa tu tập để trừ bỏ những khuynh hướng cá nhân, những khuynh hướng chỉ nghĩ đến bản thân và hoàn toàn đặt mình vào cuộc sống của Tăng Đoàn. Sau khi chấp nhận mọi từ bỏ này, việc tu tập mới thực sự bắt đầu.
Trải qua hàng thế kỷ, những lời rao giảng của Ngài đã mở rộng thành các dòng phái khác nhau với những kiến giải và cách tu tập của riêng từng dòng. Nhưng Đức Phật đã dạy rằng những người bình thường cũng có thể đi theo con đường đạt tới hạnh phúc bất diệt và trí tuệ tối thượng.

Phần lớn những người Phương Tây không thích Đạo Phật vì tách rời cuộc sống đời thường, họ chỉ quan tâm đến việc tu tập Thiền Định như một cách thức giúp nâng cao hiệu quả cuộc sống và đó cũng là một trường hợp mà những lời dạy của Đức Phật trở nên một dạng khác vì nó đã trở thành một phương pháp phát triển bản thân một cách quả quyết, những áp lực trong cuộc sống, một cách làm rõ ra những mục tiêu và đối tượng mà ta cần đạt tới. Thiền trong Phật Giáo đặc biệt hấp dẫn nhiều người phương Tây.


(Tất Đạt Đa)


Tất cả chúng ta đôi lúc cũng thoáng nhận ra phép màu và sự thần bí trong khoảnh khắc, và Thiền Định giúp chúng ta cảm nhận được điều này thường xuyên hơn. Thiền Định giúp ta thêm điềm tĩnh và tự chủ được tâm trí của mình. Chúng ta có thể tạo nên những điều kiện cho phép chúng ta tiến tới nhận thức về sự tương thuộc về Vô thường và cõi Niết Bàn.
Một số trường phái Phật Giáo tin rằng Đức Phật là một siêu nhân, một người thần kỳ, như các vị thần và có thể thực hiện phép thuật. Những người khác lại cho rằng Ngài cũng là một con người bình thường và họ tin rằng điều này càng làm những thông điệp của Ngài có giá trị. Nhưng chắc chắn rằng Đức Phật đã mong muốn người đời nhớ đến Ngài như một con người cũng có những nhược điểm. Người ta nói rằng trước khi mất, Ngài đã nhập định để đi vào Niết Bàn, chốn hạnh phúc vĩnh hằng, thoát khỏi đau khổ và cái chết.

Một Hội Đồng đã được lập nên để ghi lại cho hậu thế những lời giáo huấn của Đức Phật. Các thế hệ Tăng Sĩ đã học thuộc những lời này và truyền lại cho những đời sau qua hàng thế kỷ. thi hài của Đức Phật được hỏa táng và Xá Lợi của Ngài được bảo quản... (Cuộc đời Đức Phật - BBC)


(Các bạn đón đọc Phần 2: Mê tín trong Phật Giáo hay sự dối lừa trong những ngôi chùa. Với những bài viết:
-         Vì sao bây giờ sư chẳng ăn kiêng?
-         Dâng sao có giải được hạn?
-         Siêu thoát đi về đâu?
-         Chúng sinh là gì? Có nên cúng chúng sinh?
-         Di cung, hoán số, đáng tin hay chỉ là trò lừa bịp?

-         ...vv........

20/6/15

THẠCH ANH - SỰ THẬT VỀ NHỮNG “VIÊN ĐÁ THẦN KỲ”


Kỳ 1:   Thạch Anh là gì ?

Là một loại đá, có nhiều màu sắc khác nhau, có thể dùng làm đồ trang sức hoặc vật trang trí. Thạch anh là tên gọi theo phiên âm Hán-Việt có nguồn gốc là "石英". Trong tiếng Anh nó được gọi là Quartz. Theo một trong những giả thiết, từ Quartz xuất phát từ từ Queretz gần với từ querkluftertz trong tiếng Sachsen - Đức, nghĩa là "vân ngang", vì khi quan sát trên bề mặt của tinh thể thạch anh người ta thấy có nhiều sọc nằm trong mặt phẳng ngang vuông góc với phương dài nhất của tinh thể này.




Thành phần hoá học và cấu trúc tinh thể:

Thạch anh (silic điôxít, SiO2) là một trong số những khoáng vật phổ biến trên trái đất. Thạch anh được cấu tạo bởi một mạng liên tục các tứ diện silicoxy SiO4, trong đó mỗi ôxy chia sẻ giữa hai tứ diện nên nó có công thức chung là SiO2.
Thạch anh có tỷ trọng riêng 2,65 (thay đổi nếu lẫn tạp chất), có chiết suất nω = 1.543–1.545 nε = 1.552–1.554, có khúc xạ kép +0,009 (khoảng B-G), có Độ cứng Mohs 7 (nhỏ hơn nếu lẫn tạp chất), Nhiệt độ nóng chảy 1650 ± 75 °C, tính chất: áp điện.
Trong thành phần của thạch anh ngoài thành phần chính còn có thể chứa một số chất hơi, chất lỏng: CO2, H2O, NaCl, CaCO3... Các khoáng vật của nhóm thạch anh có công thức rất đơn giản SiO2, là một loạt biến thể đa hình gồm 3 biến thể độc lập: thạch anh, tridimit và cristobalit và tuỳ thuộc vào nhiệt độ, chúng sẽ tồn tại ở các dạng nhất định.

Biến thể nhiệt độ cao của thạch anh kết tinh trong hệ lục phương, biến thể thạch anh vững bền ở nhiệt độ dưới 573 °C kết tinh trong hệ tam phương. Dạng t­­­­inh thể thường hay gặp là dạng lưỡng tháp lục phương với các mặt lăng trụ rất ngắn hoặc không có. Thạch anh chỉ thành những tinh thể đẹp trong các hỗng hoặc các môi trường hở, có trường hợp gặp các tinh thể nặng tới 1 vài tấn có khi tới 40 tấn. Ngoài hai biến thể trên, kết tinh thạch anh còn có loại ẩn tinh có kiến trúc tóc gọi là Canxedon.

   Trong thạch anh thường gặp các bao thể thể khí lỏng tạo thành bao thể hai pha. Các bao thể rắn thường gặp nhất là các bao thể kim que của rutin tạo thành những đám bao thể dạng búi tóc hay “tóc thần vệ nữ” cùng với các bao thể tuamalin, actinolit dạng sợi, clorit màu lục, gơtit, hematit màu nâu đỏ và màu cam và một số các bao thể khác nữa.

Các tinh thể thạch anh thường trong suốt có màu sắc rất đa dạng (biến thể): tím, hồng, đen, vàng... được sử dụng làm đồ trang sức từ rất xa xưa, theo màu sắc thạch anh mang các tên khác nhau. Chúng ta có thể liệt kê một số loại và đặc tính của các biến thể thạch anh như sau:

1. Dạng Pha lê: Không màu, trong suốt, là loại thạch anh phổ biến và phân bố rộng rãi nhất đã được biết đến từ thời tiền sử, tên Hy LạpCrystal”, thường chứa các bao thể khí và có độ cứng thấp hơn các loại khác.

2. Amethyst: (Thạch anh tím). Các loại thạch anh có màu tím tới tím phớt hồng trong tiếng Anh được gọi là amethyist, từ amethyist xuất phát từ chữ Hy Lạp “amethystos” có nghĩa là không say bởi vì ngày xưa người ta cho rằng khi đã đeo ametit thì không bao giờ bị say. Amethyist đã từng một thời rất được ưa chuộng và vậy nó có giá trị cao hơn trong các loại thạch anh khác (đây chỉ là do những yếu tố tâm lý, truyền miệng mà thôi, không có cơ sở thực tế). Giai đoạn được đẩy lên giá ảo, thạch anh tím thường được làm giả từ thủy tinh màu.

3. Citrin: (Thạch anh vàng). Các biến thể màu vàng của thạch anh được gọi là Citrin, có một thời người ta gọi nó là thạch anh Topaz vì màu của nó giống với màu của Topaz vàng (một loại đá quý). Màu của Citrin thay đổi từ vàng tinh khiết tới vàng tôi hay vàng mật ong hoặc vàng nâu nhạt, màu sắc của Citrin thường đồng đều.

4. Rose quartz: (Thạch anh hồng). Do sự có mặt của các bao thể nhỏ li ti thạch anh hồng thường có xu thế bán trong hơn là trong suốt. Thạch anh hồng thường có giá trị thấp, chủ yếu để làm vật trang trí hơn là trang sức.

Ngoài ra còn có các loại khác như: Aventurin quartz (Thạch anh màu lục); Dumortierit quartz (Thạch anh màu lam đậm hoặc lam tím); Milky quartz (màu trắng tới màu xám); Smoky quartz (màu ám khói); Siderit hoặc sapphire quartz (rất ít gặp, chúng thường có màu lam pha chàm).
Thạch anh màu trắng sữa và màu xám cũng rất phổ biến nhưng chúng không mấy giá trị...


 


Các hiệu ứng quang học đặc biệt của thạch anh:

Hiệu ứng mắt h (tiger’s eye): Là một hiệu ứng đặc biệt thường thấy ở các biến thể của thạch anh và đặc trưng cho các biến thể có màu từ vàng nâu nhạt tới nâu và đỏ nhạt, lam nhạt hoặc thậm chí màu đỏ và ở các loại bán trong. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự sắp xếp có định hướng của các bao thể dạng sợi bên trong viên đá. Khi viên đá được mài cabochon sự phản xạ của ánh sáng trên bề mặt sẽ cho ta hiệu ứng “mắt hổ” rất đẹp.

Hiệu ứng mắt mèo “cat’s eye”: Cũng giống như hiệu ứng mắt hổ nhưng chúng thể hiện đẹp hơn và rõ nét hơn và thường gặp trong các biến thể bán trong và có màu trắng tới màu xám, nâu, vàng, lục nhạt, đen hoặc màu lục oliu tối.

Hiệu ứng sao: Thạch anh hồng và một số biến thể màu xám hoặc màu sữa thường có hiện tượng sao 6 cánh giống như hiệu ứng sao trong RubySaphia.
(Nghĩa là khi chiếu vào thạch anh một tia sáng đơn sắc thì sẽ có các hiệu ứng như trên, có thể dùng cách này để phân định chất lượng hoặc thật giả. Thạch anh hồng thường phát quang màu tím lam nhạt khi để trong đêm tối, các biến thể của thạch anh trơ dưới tia cực tím).


Xử lý nhiệt:
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao Ametit (thạch anh tím), Citrin (thạch anh vàng), thạch anh ám khói và thạch anh hồng đều có khuynh hướng chuyển sang không màu. Bằng phương pháp xử lý nhiệt có thể chuyển các loại thạch anh có chất lượng thấp màu tím và ám khói sang loại có màu vàng nhạt hoặc cam đỏ nhạt với chất lượng cao hơn và được thị trường ưa chuộng hơn.
Ametit khi xử lý nhiệt ở nhiệt độ 878 - 1.382 độ C sẽ cho màu vàng sáng, nâu đỏ hoặc màu lục hoặc không màu. Một số loại ametit bị mất màu ở ánh sáng bình thường và màu sẽ khôi phục khi chiếu xạ tia X. Thạch anh ám khói khi nung ở nhiệt độ 572 - 752 độ C màu sẽ bị nhạt đi. Thạch anh vàng Citrin tự nhiên khá hiếm trên thương trường và lượng chủ yếu Citrin là do Ametit hoặc thạch anh ám khói bị xử lý nhiệt. Thạch anh tím Ametit chuyển sang vàng nhạt ở nhiệt độ 470 độ C và màu vàng tối tới màu nâu nhạt ở nhiệt độ 550 - 560 độ C. Thạch anh ám khói chuyển sang màu vàng sớm hơn ở nhiệt độ khoảng 300 - 400 độ C. Đa số Citrine tự nhiên có màu vàng rất nhạt và khi bị xử lý sẽ không còn tính đa sắc, trong khi đó Citrine tự nhiên có tính đa sắc yếu.

Chiếu xạ:   Bằng phương pháp chiếu xạ có thể chuyển loại thạch anh không màu sang có màu.

Tổng hợp:   Thạch anh cũng được tổng hợp trong công nghiệp với các tinh thể lớn dùng trong công nghiệp.


Các đá giống thạch anh và phương pháp nhận biết:

Với giá trị chiết suất dao động trong khoảng 1,54 - 1,55 và tỷ trọng 2,65 - 2,66 thạch anh rất dễ phân biệt với các loại đá quý khác. Để phân biệt với Canxedon người ta dùng dung dịch tỷ trọng 2,62 khi đó Canxedon sẽ nổi còn thạch anh chìm; phân biệt với Topazsaphia bởi giá trị chiết suất; phân biệt với thuỷ tinh bởi đặc tính quang học; Thạch anh màu lục (aventurin) thường nhầm với nefrit hoặc jadeit nhưng chúng có tỷ trọng và giá trị chiết suất thấp hơn.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2 khi hồng ngọc đá quý xa-phia tổng hợp  mới xuất hiện trên thị trường và đang còn khan hiếm người ta thường dùng thạch anh để làm giả chúng, khi đó thạch anh thường được xử lý để cho màu lam đậm và giả hình dạng của đá quý xa-phia, đối với loại này bằng việc xác định chiết suất và giám định dưới kính ta sẽ phân biệt được chúng.
Thạch anh tím (Ametit) rất dễ nhầm với các hợp chất beryn, fluorit, thuỷ tinh corindon tổng hợp, kunzit, spinen, và tuamalin, và dạng tổng hợp không phục vụ cho ngành trang sức, nghĩa là tất cả các hợp chất này đều có thể làm giả được thạch anh tím. Thạch anh ám khói rất dễ nhầm với anduluzit, sanidin, tuamalin. Thạch anh vàng (Citrin) rất dễ nhầm với beryn màu vàng, orthocla, topaz vàng và tuamalin vàng.


(Tinh thể thạch anh được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp thủy nhiệt nhân tạo, nặng 126,8 gram, dài 19,1 cm và rộng 2,2 cm.)


Nguồn gốc và phân bố:

Thạch anh là khoáng vật rất phổ biến trong tự nhiên và là thành phần của rất nhiều loại đá và khoáng sản quặng. Thạch anh thường gặp ở dạng thành phần chính của nhiều loại đá magma axit xâm nhập và phun trào ở dạng hạnh nhân như mã nãoonix, mt số đá trầm tích cơ học như cát kết thạch anh, quartzit..vv...  Trong các quá trình biến chất của các loại đá trên, thạch anh được hình thành do sự khử nước của các đá trầm tích chứa opal. Trong các quá trình ngoại sinh, thạch anh và conxedon  cũng được tạo thành do sự khử nước và tái kết tinh của keo silic. Ngoài ra còn gặp các tinh thể lớn của thạch anh trong các hỗng pegmatit cộng sinh với các khoáng chất fenspat, muscovit, topaz, beryl, tuamalin và một số khoáng vật khác, và là khoáng vật phổ biến trong các khoáng sản.

Các tinh thể thạch anh xuất hiện trong tự nhiên có độ tinh khiết cao (Có tính chất áp điện) thường dùng trong công nghiệp bán dẫn thì cực kỳ đắt và hiếm. Các mỏ thạch anh có độ tinh khiết cao như mỏ đá quý Spruce Pine ở Spruce Pine, Bắc Carolina, Mỹ. Bên cạnh đó, loại Citrin được khai thác chủ yếu ở Braxin (Minas Gerais), Mỹ (Colorado), Nga (Ural), Pháp và Scotlen. Còn ametit được khai thác chủ yếu ở Braxin, Urugoay... đặc biệt kết tinh trong các tinh hốc với kích thước rất lớn.
Ở Việt Nam thạch anh tinh thể gặp rất nhiều ở nam Thanh Hoá, Pia oắc, miền sông Đà ở Vạn Yên có những tinh thể lặng trụ rất dài, thạch anh tím được khai thác nhiều ở Kontum, thạch anh tinh thể pha lê gặp nhiều ở Bảo Lộc, Gia Nghĩa...


Ứng dụng:
Một đặc tính quan trọng của tinh thể thạch anh tinh khiết là tính chất áp điện. Nếu tác động bằng các dạng cơ học đến chúng (âm thanh, sóng nước...) vào tinh thể thạch anh thì chúng sẽ tạo ra một điện áp dao động có tần số tương đương với mức độ tác động vào chúng, và lặp đi lặp lại không ngừng. do đó chúng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, chẳng hạn kiểm soát những sự rung động trong các động cơ xe hơi, đếm nhịp xung trong công nghệ bán dẫn hay được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghệ như: làm vật cộng hưởng, vật liệu áp điện,  hiệu ứng phát quang âm cực.



Bài liên quan: