28/5/13

PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC

Người xưa nói: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Hàm ý nghĩa là con người Sinh ra sẽ vui sống khỏe mạnh cho đến già (Lão), đến mức già rồi muốn chết đi thì tạo hóa cũng phải gây ra cho họ một cái lý do nào đó (Bệnh), thì mới có thể chết (Tử) được.


(Thiền với thiên nhiên)


Nhưng những gì ngày nay chúng ta đang chứng kiến thi ngược lại: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Con người bây giờ Sinh ra coi Bệnh tật như là một sự tất yếu, sống thì phải có bệnh... đến mức tìm thấy một người già không có bệnh tật gì cũng thật hiếm hoi.  Cuộc sống không còn là một niềm vui nữa mà đã trở nên một gánh nặng, nhiều người cứ phải vất vả, khó nhọc tích trữ tiền bạc phòng khi đau ốm. Họ chẳng còn thời gian để vui chơi, chẳng thể tận hưởng niềm vui sướng mỗi ngày. Ám ảnh về sự ốm đau bệnh tật dường như là một sự tất yếu. Chữa khỏi bệnh này có khi rồi lại sinh ra bệnh khác, vì thế mà cuộc sống luôn âu lo, bất trắc và thường trực những muộn phiền.

Nếu biết chắc rằng cuộc sống sẽ chẳng thể có bệnh tật, thì có lẽ bước đường đời ta đi sẽ nhẹ nhõm hơn, hạnh phúc hơn rất nhiều, bớt đi được nhiều những sự lo âu và toan tính. Cái gánh nặng trĩu của cuộc đời trên đôi vai gầy yếu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Vậy có thể có một cuộc sống không bệnh tật không?
Có chứ ! Đó là lẽ tự nhiên mà. Hãy nhìn xung quanh mình xem, trong tự nhiên chẳng có bệnh viện nào dành cho chim muông cả, chẳng có bệnh viện nào dành cho những loài thú hoang dã. Vậy mà mỗi ngày chim vẫn hót, những loài thú luôn sống bình yên và khỏe mạnh. Tất cả đều do thiên nhiên sinh ra và được nuôi dưỡng bằng những quy luật của tự nhiên. Con người chúng ta cũng vậy, sinh ra là để vui sống, hạnh phúc chứ chẳng phải là để bệnh tật hay nhận lấy khổ đau.
Có lúc nào chúng ta tự hỏi vì sao một người uống bia rượu lại chỉ đỏ mặt chứ  không phải đỏ chân? Một đứa trẻ sinh ra lại chỉ thở bằng bụng chứ không bằng ngực? Một đứa trẻ hay người say bị ngã thường chẳng việc gì? Vì sao có loài chỉ toàn răng nhọn (chó, mèo, hổ, báo), nhưng có loài chỉ có răng bằng (trâu, bò, voi, ngựa...) mà thôi. Và vì sao chó mèo ăn rau cũng chẳng chết nhưng chúng chẳng bao giờ ăn? Chúng ta đã không biết là tất cả những biểu hiện, đặc tính, cấu tạo đó đều thể hiện rằng cơ thể con người  và muôn loài đều do tự nhiên sinh ra, luôn được chi phối và tuân theo các quy luật của thiên nhiên. Kẻ nào đi ngược lại những quy luật của thiên nhiên thì tất yếu sẽ rước lấy thảm họa.

Tự nhiên sinh ra muôn loài, và loài nào sống theo trật tự, đẳng cấp của loài đó. Vì thế cuộc sống mới chan hòa, niềm vui mới nảy sinh, và không bệnh tật nào có thể xảy đến. Duy chỉ có con người chúng ta là chẳng biết gì về bản thân mình. Thậm chí chúng ta còn chẳng biết gì về bản thân mình, về cái trung tâm quan trọng nhất của con người, của cơ thể mình là gì. Có người cho đó là Tim, nhưng khoa học đã chứng minh một người tim đã ngừng đập trong vòng 7 phút vẫn có thể sống lại nếu cấp cứu kịp thời. Có người cho cái trung tâm quan trọng nhất là não, nhưng chẳng phải vậy, một người hôn mê vẫn tỉnh lại như thường... Trung tâm quan trọng nhất của con người chẳng phải tim, cũng không phải não. Vì nếu không, khi tim ngừng đập, não ngừng hoạt động, con người ta sẽ chết, chẳng thể nào cấp cứu được. Có một trung tâm quan trọng khác trong cơ thể vẫn chưa chết, và đó là bí mật của sự hồi sinh. Nơi khởi nguồn của sức sống mãnh liệt và khả năng chịu đựng gian khó.
Không hiểu về cơ thể mình, cũng chẳng biết gì đến tự nhiên. Chúng ta cũng chẳng biết phải ăn gì? sống như thế nào? Tư tưởng nên ra sao mới là đúng cách, hợp với tự nhiên và đặc trưng của loài.
Do vậy mọi bất ổn mới sinh ra. Bệnh tật là không tránh khỏi. Đi ngược lại các quá trình và quy luật của tự nhiên là khởi nguồn của mọi sự khổ đau và bệnh tật trong đời sống.
Bệnh tật, là kết quả của những gì trái với thiên nhiên. Sống thuận theo những quy luật của tự nhiên không thể có bệnh.


(Chẳng có bệnh viện nào dành cho những chú chim này)


Nhưng có bệnh rồi làm sao chữa khỏi?
Khả năng tự chữa lành của cơ thể là hết sức kỳ diệu, bởi cơ thể con người luôn hướng đến tự nhiên mà bản chất của tự nhiên là vô bệnh tật. Bệnh tật chỉ sinh ra khi cơ thể lệch lạc, trái với tự nhiên mà thôi. Bởi vậy phương pháp đúng đắn là: hãy trả cơ thể về với tự nhiên, và tự khắc cơ thể sẽ tự sữa chữa, khắc phục những hư hỏng của nó, chữa khỏi mọi bệnh tật mà nó đang mang.

Chúng ta không biết rằng phần lớn các loại thuốc không phải để chữa bệnh, mà thuốc chỉ đóng vai trò giúp cho cơ thể tự chữa bệnh mà thôi. Ví dụ những vị thuốc từ thiên nhiên như lá dâu, củ sen, gừng... giúp cho Phổi khỏe mạnh lên, từ đó chữa khỏi các bệnh về phổi.
Những đậu đỏ, sắn dây... sẽ làm cho cơ thể ấm lên, từ đó giúp cho cơ thể tự chữa khỏi bệnh cảm (do nhiễm lạnh)..vv...
Còn nguyên lý của cái gọi là “thuốc chữa bệnh” thì sao? Chúng ta biết thức ăn của các loại vi trùng gây bệnh là lấy từ cơ thể của chúng ta. Vậy để tiêu diệt vi trùng thì người ta làm cho thức ăn của chúng bị nhiễm độc, và chúng sẽ chết vì ngộ độc khi ăn thức ăn đó.
Nói một cách khác đi, nghĩa là chúng ta phải tự đầu độc cơ thể mình, tất nhiên là ở mức chết vi trùng chứ chưa chết người ngay. Đây cũng là cơ chế của thuốc kháng sinh và nhiều loại thuốc khác, khi các loại vi trùng thích nghi được với thức ăn độc đó mà không chết, chúng ta lại phải tăng lượng độc tính lên cho chúng. Và đó là nguyên nhân vì sao các loại thuốc ngày nay lại có nhiều tác dụng phụ không mong muốn đến thế, không sinh ra bệnh khác thì cũng khiến chúng ta không còn được khỏe mạnh theo đúng nghĩa và suy giảm tuổi thọ.
Trong giới bác sỹ, tây y, thường có câu nói: Bác sĩ không chữa được bệnh cho con mình. Vì sao bạn biết không? Vì họ biết có nhiều loại thuốc có rất nhiều phản ứng phụ, nhiều độc tố, tai hại và không muốn dùng, mà không dùng thì bệnh khó mà bớt được. Nhưng với những bệnh nhân khác thì họ bất kể.

Không hiểu nguyên nhân hình thành và cơ chế của cơ thể gây nên các bệnh, vì thế danh sách các chứng bệnh được liệt vào dạng mãn tính, hay nan y ngày một dài ra: Viêm xoang, trầm cảm, tim mạch, tiểu đường, mất ngủ, trĩ, cao huyết áp..vv... Trên thực tế hầu hết các bệnh này đều có thể chữa khỏi rất nhanh mà không cần phải dùng thuốc.
Tây y phân loại bệnh theo tổn thương và triệu chứng, và chỉ thiên về chữa triệu chứng (phần ngọn) chứ không chữa được tuyệt căn (phần gốc).
Đông y được cho là củng cố tạng phủ (phần gốc) từ đó chữa bệnh, nhưng sao chữa hoài mà vẫn không khỏi? bớt bệnh này vẫn sinh ra bệnh khác?
Các liệu pháp khác được coi là chữa bệnh không dùng thuốc như, bấm huyệt, diện chẩn, châm cứu chủ trương khơi thông được kinh mạch từ đó cơ thể tự chữa khỏi, điều này không sai. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến tắc nghẽn kinh mạch, và cách nào để hiện tượng tắc nghẽn đó không lặp lại thì không thấy nói đến.
Các phương pháp tập luyện Thiền, Yoga, Khí công gần như là một sự thách đố. Phải chăng vì ta chưa đạt được đỉnh cao của môn phái để từ đó có thể chữa khỏi bệnh nan y ?


(Danh y Tôn Tử)


 Vì sao người xưa nói, một thầy thuốc giỏi phải thông hiểu Nho, Y, Lý, Số ?
Nho:  Câu nói này xuất phát từ thời kỳ xã hội Phong Kiến, thời mà Nho giáo (đạo Nho hay còn gọi là đạo Khổng) là phương châm củng cố xã hội; hàm ý nói người thầy thuốc phải hiểu rõ cái thời mà mình đang sống.
Y:  Là y thuật chuyên môn để chữa bệnh.
Lý: Ngoài cái nghĩa là lý và sự, thì còn có nghĩa là địa lý, đất đai, thổ nhưỡng... (có nhiều bệnh tật mà nguyên nhân hình thành là do môi trường sinh sống, đất đai, nhà ở..vv...)
Số:  Ngoài ý nghĩa về tướng số, nếu biết những nguyên nhân nào hình thành nên số mệnh thì có thể giúp người khác thay đổi được số mệnh của mình. Dựa vào đó người thầy biết tại sao cùng một bệnh nhưng ở người này có thể chữa khỏi, nhưng ở người khác thì không thể chữa.

Thầy thuốc ngày nay thì sao?
Không hiểu nguyên nhân gây nên các chứng bệnh, nên việc chữa bệnh ngày nay xuất hiện nhiều từ ngữ chung chung; Tây y nói: “rối loạn chuyển hóa” (nhưng như thế nào là chuyển hóa đúng?). Một bệnh nhân bị đau đầu mà chụp, chiếu không thấy tổn thương, khối u thì đành kết luận: “rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn...”, nghĩa là máu lên não ít đi. Nhưng người ta có đo được trước lúc bị bệnh lượng máu lên não của người đó là bao nhiêu lít/1phút, và lúc bệnh lượng máu lên não là bao nhiêu trong mỗi phút đâu. Và thế là người bệnh cứ sống chung với bệnh đau đầu sau khi tốn kém khá nhiều tiền bạc và hao hụt về sức khỏe.
Đông y nói: do “dị ứng cơ địa” nên không hợp thuốc, nhưng thế nào là cơ địa? Làm sao để hợp? Trong cơ thể người sao chẳng thấy cơ nào gọi là cơ địa? Chẳng nhẽ lại không thể chữa?

Tự nhiên không phức tạp đến thế đâu. Chỉ vì không hiểu nên chúng ta đã làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn mà thôi. Con người đã tự dệt nên cho mình một mạng lưới mâu thuẫn về những luận giải, khuyến cáo, đến nỗi chẳng còn biết đâu là lối ra nữa.
Bản chất của tự nhiên rất đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với các quy luật của trời đất. Và chân lý nằm trong những điều đơn giản đó.
Không có cơ thể thì chẳng thể có bệnh tật ! đó chẳng phải là chân lý sao ?! Bệnh tật chỉ sinh ra khi cơ thể bất ổn, lệch lạc, khi bị vận hành sai không đúng chức năng. Nên khi cơ thể thay đổi thì bệnh tật sẽ thay đổi. Cơ thể thay đổi theo chiều hướng xấu sẽ phát sinh bệnh tật và ngày càng nghiêm trọng. Cơ thể thay đổi theo chiều hướng đúng sẽ chữa khỏi bệnh tật và chúng ta trở nên khỏe mạnh, bình an như chưa hề có bệnh.

Không có con người thì chẳng thể có số phận!  Một chân lý đơn giản nữa!
Vì sao nói số phận người này khác với người kia? Vì đơn giản, do người này khác người kia thôi. Nên khi ta biết cách thay đổi con người mình thì ta sẽ thay đổi được cuộc đời, số phận của mình. Khi biết con người hình thành và dựa vào những yếu tố nào để tồn tại, phát triển, thì ta nương vào đó để thay đổi cũng chẳng phải là điều bất khả thi.


(Thiền - hòa mình với thiên nhiên)


Đến đây chắc chúng ta sẽ tự hỏi: Vậy thế nào mới là hiểu đúng về Cơ thể? Con người? Và đâu là các quy luật của tự nhiên, đất trời? Làm thế nào để chữa khỏi mọi bệnh tật mà không cần phải dùng thuốc ?
Lão hẹn gặp lại bạn trong khóa học nhé. Lão sẽ trả lời những câu hỏi, và giải đáp những thắc mắc của bạn. Hướng dẫn cho bạn phương pháp tập luyện đúng, hiệu quả. Giúp bạn hiểu thế nào là các quy luật, lối sống hợp với tự nhiên, từ đó chữa khỏi mọi bệnh tật, cho dù là bệnh nan y, chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc, bất hạnh thành may mắn.

Con người chúng ta là bản thể duy nhất, chẳng ai giống ai. Từ tư tưởng, đến môi  trường, từ hoàn cảnh đến lối sống, tình trạng thể chất hiện tại..vv... Nên tuy cùng một bệnh nhưng cách chữa trị cho từng người sẽ là không giống nhau (chứ không phải là do “cơ địa” không hợp thuốc).
Con người được hình thành và tác động bởi rất nhiều yếu tố. Từ tình cảm, tư tưởng, thức ăn, nước uống, môi trường đến những quy luật của thiên nhiên... Bệnh tật cũng được tạo nên từ những yếu tố đó. Nên việc chữa khỏi bệnh mà không cần phải dùng thuốc không chỉ dựa vào một yếu tố, mà phải hiểu biết rất nhiều các yếu tố liên quan khác. Đó là cái mà chúng ta gọi là “Phương pháp chữa trị toàn đồ”, chữa trị tổng phổ trên nhiều phương diện khác nhau.
Ở đây lão sử dụng Thiền. Một khoa học về cơ thể chứ không phải tôn giáo hay tín ngưỡng. Một phương pháp Thiền rất tốt cho việc cân bằng tâm lý, tư tưởng, phục hồi các chức năng của cơ thể làm nền tảng. Thiền ứng dụng Năng lượng để chữa bệnh, bên cạnh đó là sự hiểu biết về đời sống, kết hợp ứng dụng những quy luật của tự nhiên vào việc chữa trị.

Dưới cách nhìn của tự nhiên thì chẳng có căn bệnh nào được gọi là nan y cả. Chỉ có những người tạo ra cho mình bệnh nan y mà thôi. Và mọi bệnh tật đều có thể chữa khỏi. Phương pháp chữa bệnh đúng là có thể chữa khỏi mọi bệnh tật cùng lúc, và chỉ chữa một lần mà thôi. Từ đó trở đi cơ thể chúng ta không bao giờ còn bị bệnh tật nữa, có thể sống khỏe mạnh, an vui và trường thọ.
Thiên về chữa mệnh hơn là chữa bệnh. Chữa khỏi bệnh tật chỉ là chuyện nhỏ, chẳng có bệnh tật nào là không thể chữa khi ta hiểu rõ nguyên lý. Mà cái chính là dựa vào đó để tìm được cách thay đổi cuộc đời, số phận; biến muộn phiền thành niềm vui, khó khăn thành thử thách, khổ đau thành hạnh phúc. Có thể sống một đời bình an, khỏe mạnh và đầy ắp tiếng cười, tình thương yêu, đó mới là điều cốt yếu.
"Bệnh tật không phải là một hình phạt, mà là cơ hội cuối cùng để ta dành lại quyền được sống. Nhờ có bệnh tật mà con người mới tìm hiểu được đâu là nguyên tắc căn bản của sức khỏe và các định luật nghiêm khắc của thiên nhiên. Bệnh tật tàn phá một phần để cứu toàn bộ cơ thể".

Lão tiensinh
Cảm ơn vì bạn đã đọc.


Bài viết liên quan:

23/5/13

MANG THAI VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH



Trẻ em vốn là những thiên thần bé nhỏ, đáng yêu. Trẻ cảm nhận cuộc sống bằng tiềm thức khi ý thức chưa phát triển. Một khả năng có thể coi là thần thánh, một giác quan của thế giới tâm linh mà sau này các bậc thiền nhân phải vất vả, khổ công tìm kiếm lại. Không phải ngẫu nhiên mà trẻ đến với thế giới này, đến với gia đình chúng ta. Nói theo đạo Phật, đó là kết quả của trùng trùng duyên khởi. Trẻ đến với cuộc đời bằng trái tim hạnh phúc. Tình thương rộng lớn. Kết nối những yêu thương.




 Khi còn trong bụng mẹ, từ một tế bào ban đầu để trở thành một em bé khi chào đời trẻ đã trải qua hơn 3 tỷ lần thay đổi, biến chuyển. Nghĩa là một ngày có hơn 10 triệu lần sự phân chia, sinh trưởng của các tế bào. Do vậy vai trò của người mẹ là hết sức quan trọng. Dân gian nói “có con trong dạ thì mạ phải tu” là vì thế. Chỉ một ngày người mẹ sống không đúng thôi, cũng sẽ đem lại cho trẻ nhiều điều bất lợi sau này và chúng ta sẽ phải mất nhiều năm để sửa chữa cho một ngày đó.
Lão muốn cung cấp cho mọi người một cách nhìn khác hơn theo cơ chế tự nhiên, cơ chế đã tạo nên sự sống, con người. Đó là quy luật âm dương, trên nguyên lý vô song của trật tự vũ trụ.

Thai nhi hình thành bởi sự kết hợp nguyên khí (dương khí, sinh khí, Đông y gọi là khí tiên thiên) của bố và mẹ, của người nam và người nữ; là những gì tinh túy nhất của một con người. Bởi thế nên thai nhi là một nguồn năng lượng rất lớn, mang một sức sống mãnh liệt.
Do vậy khi mang thai cơ thể người mẹ thường trở nên rất dương (nhiều dương khí). Do đặc tính nhu cầu cân bằng tự nhiên của cơ thể, muốn cân bằng lại âm dương, nên người mẹ sẽ phát sinh nhu cầu thèm được ăn những thức ăn mát hoặc ngọt (âm), hoặc thèm những thực phẩm có vị chua (cực âm).
Nếu cơ thể người mẹ trước lúc mang thai đã bị mất cân bằng âm dương, bị âm hóa, thì sẽ không có hiện tượng này. Những người mẹ thuộc dạng này cần hiểu biết, và cần phải hết sức lưu ý vì họ rất dể gây tổn thương cho thai nhi, và họ cũng rất dễ bị cảm, dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiềm trong thời kỳ mang thai hơn những người mẹ bình thường khác.

Người mẹ không nên ăn nhiều thực phẩm mang nhiều tính âm trong thời kỳ mang thai, vì sẽ ảnh hưởng tới dương khí của thai nhi. Nếu quá thèm có thể ăn chút ít, hoặc tìm những thực phẩm khác có thể thỏa mãn cơn thèm nhưng ít độc hại hơn. Ví dụ nếu thèm ngọt thì đừng ăn bánh, kẹo, chè… mà thay vào đó là vị ngọt nhẹ hơn của cà rốt, bí đỏ, khoai lang..vv…Nếu thèm chua thì có thể ngậm một chút chanh muối khi cần thay vì ăn nhiều chanh, cóc, xoài xanh..vv…
Nếu người mẹ mang thai không hạn chế thực phẩm âm, sẽ ảnh hưởng đến dương khí của thai nhi, sẽ làm cho sức khỏe của trẻ sút kém về sau, dễ mắc nhiều bệnh tật. Nếu người mẹ ăn nhiều thực phẩm âm sẽ khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh bẩm sinh khi chào đời như tim mạch, tự kỷ, các bệnh về máu, hoặc rối loạn chuyển hóa..vv...Nếu ăn quá nhiều thực phẩm cực âm sẽ dễ khiến cho trẻ có thể bị nhiều di chứng về não, khiếm khuyết, dị tật… về cơ thể khi chào đời.
Khi người mẹ đang mang thai uống một cốc nước đá thôi, thì thai nhi sẽ có cảm giác như  đang bị dìm xuống biển băng. Ăn nhiều những chất kích thích như tỏi, ớt… sẽ khiến thai nhi cảm thấy bứt rứt, dễ bị kích động trong đời sống của mình.
Người mẹ mang thai uống nhiều sữa, ăn nhiều đồ mát, đồ ngọt, trái cây, hải sản, ốc, hến… sẽ làm cho trẻ yếu ớt, trở nên thụ động, và dễ mắc chứng trầm cảm, mang nhiều nỗi khổ trong nội tâm của mình khi trưởng thành.

Nói chung người mẹ khi mang thai, nên sử dụng thực phẩm sạch. Hạn chế dùng thực phẩm bảo quản bằng tủ lạnh, hạn chế sử dụng thức ăn sẵn, đóng gói. Thực phẩm nhiễm hóa chất khi gieo trồng hay bảo quản sẽ mang rất nhiều âm khí. Người mẹ mang thai nếu khỏe mạnh (cân bằng âm dương) nên ăn những thực phẩm có tính chất âm dương cân bằng. Nếu bị âm hóa, mất cân bằng âm dương trước hoặc trong khi mang thai người mẹ cần ăn những thực phẩm dương hơn, ấm hơn một chút (đọc thêm bài: “Bảng phân loại thực phẩm theo tính chất âm dương…”).
Nếu người mẹ bị cảm, bị nhiễm bệnh hay có những triệu chứng về các bệnh lý trong quá trình mang thai, hãy tự chữa khỏi cho mình bằng cách điều chỉnh âm dương trong cuộc sống. Đơn giản, tự chữa khỏi rất nhanh mà không cần phải dùng thuốc. (đọc thêm bài “Âm dương cứu vãn đời sống, chữa khỏi mọi bệnh tật”).

Trạng thái tinh thần của người mẹ lúc mang thai là hết sức quan trọng, và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ. Trầm cảm, uất ức, buồn phiền, hay tức giận sẽ làm hao tổn năng lượng của người mẹ một cách khủng khiếp (lão không giải thích điều này ở đây vì nó quá dài). Từ đó tác hại rất lớn đến thai nhi, còn tai hại hơn cả việc người mẹ ăn quá nhiều thực phẩm âm nữa.
Nếu là một người mẹ hiểu biết, bạn nên thay đổi lối sống, am hiểu một chút các quy luật về tâm lý, và biết cách thích ứng với hoàn cảnh, môi trường, để có một trạng thái tinh thần tốt trong giai đoạn này.


Vài điều nên lưu ý với trẻ sơ sinh:

1/      Dùng áo cũ ủ cho trẻ.

          Khi em bé chào đời, theo dân gian nhất là ở các vùng quê, chúng ta thường có thói quen dùng một chiếc áo của bố hoặc mẹ, của anh chị, hay của một đứa bé khác dùng để ủ cho trẻ.
Không nên làm như thế, bởi trường năng lượng của một người này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến một người khác, nhất là trẻ sơ sinh. Người lớn chúng ta thường không tốt do đã bị thay đổi quá nhiều. Người bố có thể rất thương con nhưng lại mang nhiều cố chấp, bảo thủ, tật xấu của bản thân mình. Người mẹ giàu tình thương nhưng lại nhiều ủy mị và năng lượng thường là nhiều tính âm. Trẻ cũng không cần phải giống hay ảnh hưởng bởi một đứa trẻ khác, một ai đó, vì bản thể của con người luôn là duy nhất. Nó sẽ khó khăn hơn cho chúng ta trong việc định hướng và giáo dục cho trẻ sau này. Vì vậy chúng ta nên sử dụng hoàn toàn đồ mới cho trẻ sơ sinh.

2/      Về sữa mẹ.
         
Nếu người mẹ ít sữa, không nên sử dụng những thực phẩm giàu tính âm để tăng lượng sữa như hoa chuối, cơm nếp, bánh chưng, lạm dụng chân giò heo ..vv… Chúng ta thấy lượng sữa nhiều hơn rõ rệt khi dùng các thực phẩm này. Thực ra vì những thực phẩm này khi đi vào cơ thể người mẹ, sẽ làm cho cơ thể người mẹ âm hơn, tích nhiều nước hơn, sữa bị loãng ra. Chất lượng sữa của người mẹ không phải đã tăng lên mà do đã chứa nhiều nước hơn ở trong đó. Giống như việc khi ta vắt một quả cam được một nửa ly nước, thay vì việc uống nửa ly nước cam nguyên chất đó thì chúng ta lại pha thêm nước lạnh vào cho đầy cốc rồi mới uống. Điều này làm cho hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, dễ làm cho sức khỏe của trẻ không được tốt. Có thể gây ra chứng béo phì ở trẻ sơ sinh mà chúng ta thường hiểu nhầm là trẻ ú sữa, hoặc cho rằng đó là do người mẹ “mát sữa”. (Những trẻ thuộc dạng này thường có nguy cơ dễ bị cảm, nhiễm bệnh tật nhiều hơn những trẻ khác khi lớn hơn).

Với người mẹ ít sữa, để tăng lượng sữa chúng ta có thể ăn món chân dê hầm nhừ. Chân dê lấy từ khoeo chân trở xuống, nướng qua lửa hay than và cạo sạch, cho thêm ít gạo lứt trắng, đậu đỏ, bí đỏ (Có hoặc không thêm một chút cà rốt (sạch), hạt sen, vài lát củ sen tùy thể trạng). Ninh nhừ, ăn nóng.
Thịt dê, chân giò lợn rừng (nuôi cũng được)..vv… cũng rất tốt để làm tăng lượng sữa và chất lượng sữa. Bổ sung năng lượng rất tốt mà lại không bị âm hóa.
Với người mẹ “mát sữa, nhiều sữa, hay có thể nói là sữa bị loãng do cơ thể người mẹ nhiều tính âm. Chúng ta nên ăn thêm Tam thất, hoặc cao khỉ (thực phẩm nhiều dương khí)… sẽ giúp làm cho sữa đặc lại, ấm hơn, có tác dụng tốt cho sức đề kháng và cho sức khỏe của trẻ.
Trong dân gian những người mẹ sau sinh thường được cho uống nước của một loại chè đắng nào đó, đồng thời ăn khô và mặn hơn một chút. Đây là những thực phẩm dương giúp người mẹ thon gọn cơ thể nhanh (dương hơn), làm cho sữa mẹ dương hơn, ấm hơn từ đó nâng cao sức đề kháng và khỏe mạnh cho trẻ. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm âm sau sinh, vô hình chung đã đi ngược lại giá trị này, khiến cho trẻ dễ bị cảm, nhiễm bệnh tật hơn.

3/      Không nên để đèn sáng ban đêm khi trẻ ngủ.

Mọi sinh vật sống trên trái đất đều có chung đặc điểm luôn hướng về phía có ánh sáng, nơi có nguồn năng lượng cung cấp cho sự sống. Khi trồng hoa, muốn cho cây tăng trưởng nhanh người ta phải dùng ánh sáng điện cả ban đêm để thay thế cho ánh sáng  mặt trời. Ban đêm mọi sinh vật biển đều hướng về phía có ánh sáng, người ta lợi dụng đặc điểm này nên đã dùng ánh sáng đèn để đánh bắt các loại cá, tôm, mực ..vv…

Con người chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi thời tiết ấm, con người trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ do hấp thụ được nhiều năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Bởi vậy nên khi có thời tiết mưa dầm, hay trời lạnh chúng ta sẽ thấy u buồn hơn, chậm chạp hơn, do thiếu năng lượng từ nguồn ánh sáng này.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nguồn sáng, và bộ phận nhạy cảm nhất là mắt, cơ quan cảm thụ ánh sáng. Nếu chúng ta để đèn sáng ban đêm vô hình chung đã khiến mắt của trẻ luôn bị kích thích, phát triển quá mức. Giác mạc dày lên, nhãn cầu thay vì có hình cầu lại có hình ô van…Đây chính là nguyên nhân gây nên các tật về mắt sau này cho trẻ. Ngày nay có đến 90% thanh thiếu niên bị cận thị, đều có nguyên nhân xuất phát do cha mẹ đã để đèn sáng ban đêm cho trẻ ngủ, từ khi còn nhỏ.
Hãy tuyệt đối tắt hết mọi nguồn sáng ban đêm khi trẻ ngủ, chỉ bật nguồn sáng vừa đủ khi cần làm việc gì đó, sau đó tắt ngay.  Việc này cũng sẽ giúp hình thành thói quen cho trẻ khi lớn hơn, khi chúng ta tắt đèn trẻ sẽ tự mình nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

4/      Hạn chế cho trẻ nằm võng.

Nhiều bà mẹ đã lợi dụng không chính đáng đặc điểm trẻ dễ ngủ hơn khi nằm võng. Não của trẻ sơ sinh có cấu tạo rất mềm, lỏng. Khi võng đu đưa sẽ làm cho não bị sóng sánh. Theo cơ chế tự bảo vệ một cách thụ động, não bộ của trẻ đành tiết ra hóc môn gây ngủ. Khoa học khuyến cáo không trên rung, lắc trẻ sơ sinh quá mạnh khiến trẻ có thể bị chấn thương sọ não (do não bị va đập vào vỏ não) cũng vì bởi nguyên nhân này.
          Khi chúng ta quá lạm dụng đặc điểm này của trẻ, cho trẻ nằm nôi, nằm võng nhiều, thường xuyên đu đưa, thậm chí nhiều trẻ đã xuất hiện việc phụ thuộc vào phản xạ có điều kiện, tức trẻ chỉ chịu ngủ khi nằm võng. Bởi vậy khi lớn lên, trưởng thành rất khó để trẻ có thể chìm vào giấc ngủ thật say mỗi đêm. Không thể ngủ say sưa để phục hồi lại năng lượng cho một ngày chạy nhảy, từ đó trẻ sẽ không khỏe mạnh. Đây còn là một phần nguyên nhân của chứng mất ngủ ở người lớn,và còn là tác nhân của việc mất thăng bằng cơ thể trong một số hoàn cảnh, như dễ say tàu xe, say sóng, sợ độ cao ..vv…

5/      Không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ.

Là nguyên nhân có thể gây nên các chấn thương cho trẻ, nhất là chấn thương sọ não nhẹ, dễ gây nên các chứng động kinh, hưng phấn thần kinh quá mức hay trầm cảm cho trẻ khi lớn. Do xe tập đi bị dừng đột ngột khi gặp các chướng ngại vật như bàn ghế, giường tủ, va vào tường… Bởi khi đó não của trẻ sẽ bị va đập vào thành vỏ não.
Hãy để cho trẻ được quyền phát triển một cách tự nhiên. Trẻ khắc tự biết bò, biết đứng, biết đi khi cơ thể phát triển tương xứng, thích hợp. Nếu chúng ta ép trẻ đi quá sớm, khi trẻ chưa hoàn thành cấu tạo sụn, khớp. Khi hệ cơ, xương chưa đủ cứng cáp để nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Thì đây sẽ là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về cơ, xương của trẻ về sau. Là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên các tổn thương về cột sống, bệnh viêm xương, khớp của người lớn.

          Chúng ta thường đổ lỗi cho hoàn cảnh. Do không có thời gian, do điều kiện kinh tế, công việc, do không có người phụ giúp chăm sóc cháu..vv… Thực ra nếu chúng ta có thêm một chút hiểu biết, cộng với tình thương vô bờ bến đối với con mình. Tự khắc chúng ta sẽ biết cách sắp xếp, chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt đẹp, chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho đứa con yêu thương khi bước vào đời.
(Còn tiếp)
Phần II:     Vì sao trẻ bị bệnh? cách chữa khỏi mọi bệnh tật cho trẻ không cần dùng thuốc.

Cảm ơn vì bạn đã đọc.

15/5/13

SẺ CHIA TÂM SỰ VỚI NGƯỜI BỆNH

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang nhé.
Cái “bờ bờ lốc” này không phải được lão tự ý lập nên mà do một bạn trẻ lập cho  lão, chứ cái món này lão ngu lắm. Các bạn ai hiểu biết về mạng, máy tính thì hãy giúp lão nhé. Anh em lão, cùng bạn, chúng ta cũng chỉ muốn chia sẻ chút suy nghĩ, cảm nhận của mình mà thôi.



     Lão không phải thầy thuốc, chữa bệnh cho người cũng chẳng phải là cái nghiệp của lão, chỉ là chút duyên của một đoạn đường, trên con đường vạn lý mà lão đang đi.  Là việc lão gieo duyên trong một giai đoạn nhất định. Rồi sẽ  còn có nhiều anh em khác hiểu biết hơn, nhiệt huyết hơn sẽ thay lão tiếp tục chia sẻ với mọi người qua hình thức này, hoặc những hình thức khác.

Với những căn bệnh mà xã hội đang gọi là nan y, khi tấm vé khứ hồi đã được đút túi, thì việc chữa khỏi cũng sẽ  là rất khó.
Đôi khi nó còn khó hơn là lên trời với một người này, nhưng mà cũng chỉ là dễ như  trở bàn tay với một người khác mà thôi. Phật giáo gọi đó là duyên vì vậy.
Khó chữa không phải vì căn bệnh đó khó chữa, chẳng có bệnh tật nào là không thể chữa  khỏi, nhưng vì sao lại khó chữa?
     Vì chúng ta biết bệnh tật chẳng phải ngẫu nhiên mà có, bệnh tật do con người sinh ra,  nó được sinh ra bởi chính bản thân người bệnh. Nhưng vì sao cơ thể của một người lại sinh ra bệnh tật cho người đó ? ..vv… Chúng ta cần phải được hiểu thêm rất nhiều điều nữa. Khi ngộ ra được vì sao mình bị bệnh đồng nghĩa với việc chúng ta đã hiểu con đường mình sẽ đi để chữa khỏi bệnh tật một cách khoa học, đúng đắn.

Gốc của bệnh chẳng phải ở bệnh. Khi một người bị bệnh thì cả thân và tâm của họ đều đã bệnh rồi. Họ đang mang trong mình hai nỗi đau, một nỗi đau tê tái sâu trong tâm hồn và một nỗi đau hiện diện nơi thể chất.
Theo quan niệm của Phật giáo, gốc của bệnh là nơi tâm. Do vậy muốn chữa khỏi bệnh nan y thì phải chữa lành người mang bệnh trước. Và chúng ta cũng chỉ nên bắt đầu hi vọng chữa khỏi bệnh khi đã chuyển được cái tâm của mình.
    Người mang bệnh đôi khi lại bị ảnh hưởng quá lớn bởi những người thân, bởi hoàn cảnh và bởi môi trường của họ nữa. Nhiều trường hợp cũng không thể chữa khỏi “người” bệnh, nếu không tác động đến được các yếu tố liên quan này.

Bệnh tật thì cũng có muôn hình vẻ, nhiều màu sắc khác nhau. Bệnh thường đến từ bên trong, đôi khi lại đến từ bên ngoài. Thường đến từ thế giới trần tục, yếu tố phong thủy, địa lý và thi thoảng cũng đến từ thế giới tâm linh..vv… Nếu bạn không tự biết được nguyên nhân do đâu mà mình mang bệnh sau khi tham gia khóa học, Lão sẽ nói cho bạn biết điều đó, từ đó giúp bạn nhận ra con đường ngắn nhất mình sẽ đi và chẳng tốn kém gì. Có những căn bệnh tưởng chừng như nan y nhưng đã được chữa khỏi chỉ sau một cái vỗ vai, một câu nói, hoặc một sự chuyển biến tư tưởng mà thôi.


(Lẽ tự nhiên)


Với một số người họ chữa khỏi bệnh như một lẽ tự nhiên, bởi duyên của họ đã tới. Với người khác, đôi khi, chữa khỏi bệnh nan y lại là một cuộc cách mạng thật sự, một cuộc cách mạng cho tinh thần và cho thể xác. Là đi tìm sự sống trong cái chết. Và không phải ai cũng có thể có đủ can đảm để tiến hành và hoàn thành cuộc cách mạng đó.
Vì sao lão nói đây là phương pháp của mọi phương pháp? Vì khi chúng ta đã trải qua hầu hết các phương pháp cứu chữa mà ta biết nhưng đều vẫn không hiệu quả, thì đây sẽ là phương pháp cuối cùng. Phương pháp tự chữa trị.
Hãy cho mình cơhội được làm một người thông thái, được làm thầy thuốc cho chính bản thân của mình. Yêu thương bản thân, quay về với bản thể của tự nhiên, từ đó chữa khỏi mọi bệnh tật về thể chất, chữa lành những nỗi khổ niềm đau cho tâm hồn.

Làm sao để không bỏ lỡ cơ hội cuối cùng này? Đôi khi chúng ta phải tiến hành những cuộc “tiểu phẫu” để chuẩn bị cho một cuộc “đại phẫu”. Vì nếu cuộc “đại phẫu” bị dừng lại giữa chừng chúng ta sẽ không còn cơ may nào nữa, nếu cuộc “đại phẫu” thất bại chúng ta cũng sẽ đánh mất cơ hội giành lại cuộc sống cuối cùng của bệnh nan y. Chúng ta sẽ hiểu cuộc “tiểu phẫu” thì cần phải làm những gì, và thế nào là một cuộc “đại phẫu” trong phương pháp chữa bệnh toàn đồ không cần dùng thuốc khi tham gia khóa học.

Chúng ta chưa thoát khỏi chữ “ Số” vì chúng ta quá lệ thuộc vào cái gọi là bản năng của mình. Cái bản năng chỉ thích nghĩ những điều mình thích, thích làm những điều mình muốn làm. Thích ăn những món mình muốn ăn, sống chết với những thói quen và không hề có ý định thay đổi của mình. Thích được đề cao cái bản ngã của mình, thích giữ hình ảnh của mình trong mắt người khác..vv… Trong khi mình lại chẳng biết chút gì về bản thân mình ??!
       Chúng ta chưa gặp được chữ “Duyên” bởi chúng ta chưa thoát ra khỏi được cái ảo tưởng kiến thức của mình. Ta ảo tưởng là ta biết nhiều thứ, ta ảo tưởng rằng những điều ta nghĩ, ta biết, ta tin đều là đúng, ta ảo tưởng rằng ta là người có nhiều kinh nghiệm... Trong khi cái kiến thức đó, cái sự hiểu biết đó ta chỉ thu nhặt được từ người khác, chỉ vì nghe bác sỹ nói thế, chỉ vì nghe người khác nói thế (mà người khác này cũng chỉ được nghe một người khác nữa nói như thế), chỉ vì đã được học như thế..vv… Chẳng có chút kiến thức nào, hiểu biết nào thực sự là của ta cả.

          Ta hãy đơn giản chỉ là ta thôi. Con người ta sinh ra không phải là để bắt buộc phải giống như một ai đó.  Ta không phải là họ, không sống cuộc sống của họ. Bản thể của con người luôn là duy nhất. Đừng để cho bản thân bị ảnh hưởng bởi người khác. Hãy cho phép mình được tự do thoát khỏi mọi ràng buộc của những kiến thức, những sự phức tạp mà người khác tạo nên. Cơ thể, con người của ta không phải là cơ thể, con người của ai đó. Chính chúng ta đang bị giáo dục, bị rập khuôn một cách thụ động và hoàn hảo.
Hãy làm chủ tư duy, cuộc đời của mình bằng sự am hiểu. Kiến thức, sự hiểu biết không đến từ bên ngoài, kiến thức thực sự tự nó chỉ đến từ bên trong. Chúng ta chỉ chứng nghiệm được điều này một khi mình đã “ Ngộ”.


(Vượt qua sinh tử)


Vượt qua sinh tử, chúng ta có thể làm được nhiều điều hơn là chúng ta nghĩ. Khi học được bài học lớn từ cuộc sống, nhiều khi chúng ta lại thầm cảm ơn bệnh tật. Vì nếu không có bệnh tật chúng ta sẽ không có cơ may được trải nghiệm những điều mà một người bình thường sẽ không bao giờ biết tới. Cuộc đời sẽ trở nên sâu rộng hơn, phong phú hơn, yêu thương hơn và nhiều niềm vui, hạnh phúc cũng ngập tràn từ đó.

Nếu giải thích được thế nào là thiền, thì đó không phải là thiền.
Nếu cắt nghĩa được thế nào là Phật pháp, ấy chẳng phải Phật pháp.
Một người thầy giỏi sẽ không giải thích cho ta hiểu thế nào là thiền, nhưng bằng nhiều cách khác nhau, khi ta kết giao với họ, họ sẽ giúp ta tự ngộ ra thế nào là thiền.
Một ngôi chùa không giúp ta chứng nghiệm được Phật, nhưng khi nếm trải được hương vị của Phật pháp, chúng ta sẽ ngộ ra thế nào là Phật pháp.
Khi khỏi bệnh rồi, cuộc đời thay đổi, đôi khi chúng ta mới hiểu thế nào là phương pháp chữa trị đúng đắn. Khi có được cách nhìn khác về bản thân, về cơ thể của mình, chúng ta sẽ hiểu ra thế nào là phương pháp chữa trị toàn đồ.  Từ đó biết cách tự chữa khỏi bệnh của mình, cho người thân của mình và cho người khác với nhiều niềm vui thú vị.

Với những bệnh không phải nan y, không đe dọa đến tính mạng, lão hy vọng các bạn sẽ biết cách tự chữa khỏi cho mình sau khi đọc hết những điều lão chia sẻ ở trang này. Với những bệnh nan y, các bạn hãy gặp lão (mọi việc chữa trị đều miễn phí).
Với chút kiến thức nhỏ hẹp, nhưng lão đã gửi gắm sự chân thành của mình trong từng con chữ, và cầu mong cho người bệnh luôn gặp mọi sự tốt lành. Có nhiều bài viết khác nhau, nhiều chiều không gian, sự việc không giống nhau. Nhiều cách nhìn khác nhau và quan niệm cũng khác nhau nhưng đều chung quy nói về cùng một thứ. Hy vọng với sự hiểu biết và một chữ duyên của mình, sau khi đọc hết các bài viết trên trang, các bạn sẽ tự chứng ngộ được điều gì đó về cơ thể của mình, nơi khởi nguồn và bắt đầu cuộc sống.


(Thiền)

Sau khi xem trang, hay tham dự khóa học, hoặc quá trình chữa bệnh... bạn hãy để lại những cảm nhận, suy nghĩ, ý kiến, nhận xét, hay lời nhắn, hoặc những điều mà bạn còn chưa hiểu ở mục "kết nối – chia sẻ" trên trang blog. Vì như thế, sẽ cung cấp một cái nhìn toàn cảnh hơn cho người bệnh mới, và cũng cho lão có cơ hội được học hỏi, giao lưu cùng bạn.
Với bệnh tật cụ thể, thì bạn hãy gửi mail trực tiếp cho lão, hy vọng lão sẽ giúp được bạn điều gì đó. Lão mất rất nhiều năng lượng của mình cho việc này, bởi hơn ai hết lão hiểu, chỉ những điều xuất phát từ trái tim, mới đi đến được trái tim.
 Đôi khi thư bạn gửi chỉ có 2 dòng, nhưng lão lại phải trả lời đến 2,3 trang. Như vậy là bạn có lãi rồi.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc, bình yên và nhiều may mắn.
Cảm ơn các bạn đã đọc, và hãy chia sẻ cùng lão.

Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.


Bài viết liên quan: