27/9/13

CHỮA KHỎI SỐT VIRUS, CẢM CÚM KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC


CẢM CÚM:

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virus cúm, có biểu hiện lâm sàng là nhức đầu, đau mình mẩy, sốt, ho và mệt mỏi. Bệnh gây ảnh hưởng lên đường hô hấp trên và dưới, thông thường bệnh diễn biến tự khỏi song cũng có thể gây nhiều biến chứng nặng hay gặp, nguy hiểm nhất là viêm phổi do vi khuẩn và suy đa tạng.
     Dựa vào virus mà tên bệnh được gọi là cúm A, cúm B, cúm C.

-         Cúm C chỉ gây bệnh nhẹ, tản phát.
-         Cúm B gây bệnh dịch nhẹ cho người.
Cúm A gây bệnh dịch trên người, gia cầm và lợn. (Tên của các loại virut cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 ... dựa trên cấu trúc kháng nguyên vỏ của virut: H (hemagglutinin) là chất ngưng kết hồng cầu và N (neuraminidase) là enzym tan nhầy, là 2 kháng nguyên gây nhiễm của virut cúm A, giúp virut gắn và đột nhập vào tế bào hô hấp; các số 1, 2, 3… chỉ số thứ tự của kháng nguyên H và N đã biến đổi, hiện nay có 15 phân nhóm H và 9 phân nhóm N.
Trong 3 loại virut trên, virut cúm A và B là 2 loại gây bệnh chủ yếu.



Cúm thông thường:
          Thường do cúm B gây ra, bệnh thường lành tính, với khởi phát sốt cao, gai rét, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi nhiều và cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân ho với cơn ngắn không có đờm. Sau thời gian ngắn bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát: Sốt cao 38 – 39oC, chán ăn, mệt mỏi, tiểu ít, đau đầu, đau mỏi người. Các biểu hiện đường hô hấp: bao giờ cũng xảy ra và xuất hiện ngay những ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau; Biểu hiện viêm mũi họng: hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng. Các triệu chứng viêm thanh khí phế quản: ho khan, khàn tiếng...
Bệnh thường khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng nếu sốt trở lại cần đề phòng biến chứng. Thời kỳ lại sức thường kéo dài với các triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ.

Điều trị đối với các thể bệnh cúm thông thường:

Tây y không có cách chữa cảm cúm thông thường. Kháng sinh không sử dụng trong việc chống lại virus cảm cúm vì chẳng có tác dụng.
Cách điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, đau đầu, ho, đau mỏi người (không chủ về điều trị nguyên nhân). Bệnh nhân thường được khuyên nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước

Đối với sốt, đau họng và nhức đầu, trong cảm cúm: nhiều người dùng acetaminophen hoặc các thuốc giảm đau nhẹ. Nhưng nhớ rằng acetaminophen có thể gây tổn thương gan. Hãy đặc biệt cẩn thận khi đưa acetaminophen cho trẻ em. Không bao giờ dùng aspirin cho trẻ em. Nó đã được kết hợp với hội chứng Reye - một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Ngạt mũi trong cảm cúm: Người lớn không nên dùng thuốc nhỏ thông mũi hoặc thuốc xịt cho hơn một vài ngày vì sử dụng kéo dài có thể gây viêm mạn tính của màng nhầy. Và trẻ em không nên dùng thuốc nhỏ thông mũi hoặc thuốc xịt. Vì ít bằng chứng cho thấy nó phát huy tác dụng ở trẻ nhỏ và có thể gây ra tác dụng phụ.

Chữa ho trong cảm cúm: Ho liên kết với cảm cúm thường ít hơn 2 - 3 tuần. (nếu ho dài hơn cần tìm hiểu nguyên nhân khác). Các loại thuốc Xirô ho thường không hiệu quả trong điều trị nguyên nhân cơ bản của các chứng ho do cảm cúm. Một số loại xirô chứa các thành phần mà có thể làm giảm ho, nhưng hiệu quả quá nhỏ cho việc chữa ho và thực sự có thể có hại cho trẻ em.


Cúm A (cúm gia cầm): (H1N1, H3N2, H5N1...)

Biểu hiện toàn thân giống như khi mắc cúm thông thường. Một số trường hợp có đau bụng, nôn, tiêu chảy...

Phân biệt cúm A và cúm B:
      Cúm A kèm theo các triệu chứng đường hô hấp dưới: xuất hiện ho có đờm, khó thở tiến triển, đau tức ngực, thở nhanh, tím môi và đầu chi. Thời gian xuất hiện khó thở phụ thuộc vào tổn thương phổi nhưng thông thường khoảng 5 - 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.

Tình trạng suy hô hấp của cúm A liên quan đến hiện tượng thâm nhiễm lan toả 2 phổi và biểu hiện của hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). Suy đa phủ tạng trong nhiễm cúm A H5N1 rất thường gặp với suy thận, suy gan, suy hô hấp...... Tỷ lệ tử vong của bệnh cao khoảng 50% trong các trường hợp bệnh được chẩn đoán. Bệnh nhân thường tử vong sau khi khởi phát bệnh 9 - 10 ngày.
    Với cúm A/H5N1 hay H7N9 sẽ gây tình trạng viêm đường hô hấp dưới và gây suy đa phủ tạng, liên quan đến ARDS, thường diễn biến nhanh và rất nặng. Do đó khi nhận thấy nghi ngờ (đang có đợt bùng phát dịch, do tiếp xúc với người cúm A...) hoặc có các triệu chứng của cúm A người bệnh nên nhập viện xét nghiệm loại virus và theo dõi.

Điều trị cúm A:
Tây y điều trị đối với trường hợp nhiễm cúm A: phần lớn bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp trong 48 giờ đầu nhập viện.
Các thuốc kháng virus cũng được sử dụng cho bệnh nhân, tuy nhiên hiệu quả của nó còn bàn cãi và đang được nghiên cứu.
Thuốc kháng sinh được sử dụng nhằm điều trị viêm phổi trong giai đoạn chưa khẳng định xét nghiệm và đồng thời chống vi khuẩn bội nhiễm phổi nhất là nhiễm trùng bệnh viện.


Cúm ác tính:
May mắn là cúm ác tính hiếm gặp và phụ thuộc rất nhiều vào độc lực của chủng virus. Cúm ác tính có thể gặp trong các đại dịch.
- Cúm ác tính dẫn đến suy hô hấp cấp và tử vong trong vài ngày (đôi khi chỉ 3 hay 4 ngày).
- Nhiễm cúm gây phù cấp, nặng, lan toả và không thể đảo ngược.
- Hay xảy ra ở người có bệnh tim trái từ trước.
Tuy nhiên tỷ lệ bị mắc cúm ác tính rất ít, chỉ như số người bị sét đánh vậy.






SỐT VIRUS:

Về cơ chế sinh bệnh, sốt virus (sốt siêu vi trùng) cũng tương tự như bệnh cảm cúm. Là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp (nhưng khác chủng virus).

    Một số loại virus thường gây sốt như: Myxo virus, coxackie, entero virus, sởi…  Virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm virus qua đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây thành dịch.

Sốt virus là bệnh hay gặp ở trẻ hơn là người lớn. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virus là sốt cao (Trong thuật ngữ y học thường gọi là sốt virus, là cách gọi để chỉ những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau mà nhiều trường hợp không thể chẩn đoán nguyên nhân). Với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40oC (cảm cúm thì có thời gian ủ bệnh và sốt nhẹ trong mấy ngày đầu), kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, viêm hạch (vùng đầu, cổ), viêm kết mạc mắt...

Điều trị:
          Trong tây y do sốt virus cũng không có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng cao thể trạng, chống các cơn co giật, sốc... hoặc điều trị các biến chứng nếu có.
     Kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị sốt virus. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài... sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài. Vì thế, cách điều trị chính của Tây y chủ yếu là điều trị triệu chứng, dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol...). Nhưng trong thực tế trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường. Trẻ lớn thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.



ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM, SỐT VIRUS THEO CƠ CHẾ TỰ NHIÊN.

Như ở trên lão đã nói sơ lược về cách chẩn đoán và điều trị của Tây y. Về cơ bản Tây y không có thuốc đặc hiệu chữa khỏi bệnh cảm cúm, sốt virus. Cách chữa bệnh cũng chỉ dựa trên cơ sở ngăn ngừa biến chứng, giảm triệu chứng, và cốt yếu vẫn dựa vào việc cơ thể tự phục hồi.
Do vậy cách chữa bệnh dựa trên nguyên lý của tự nhiên sẽ hiệu quả hơn nhiều. Trừ trường hợp nhiễm cúm gia cầm (cúm A) đã chuyển sang thể nặng, cần có sự cấp cứu của Tây y.

Tại sao trong một đợt dịch bệnh có người bị nhiễm? Người khác lại không bị nhiễm virus gây bệnh?
Câu hỏi này là sai. Thực tế phần lớn mọi người đều bị nhiễm virus, nhưng những người sức khỏe giảm sút, sức đề kháng kém (mất cân bằng âm dương) thì sẽ bị virus hạ gục. Một người khỏe khoắn, cân bằng âm dương thì virus không thể làm gì được. Do đó mấu chốt trong điều chỉnh theo cơ chế tự nhiên vẫn là lập lại trật tự cân bằng âm dương, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, chữa khỏi bệnh tật.

Bệnh cúm, sốt virus thường xảy ra những lúc giao mùa, mùa có thời tiết ẩm thấ (âm khí trong môi trường tăng lên). Vào mùa này cơ thể bài tiết các chất cặn bã một cách chậm chạp hơn, do thói quen ăn uống lâu ngày không đúng nên cơ thể đã bị nhiễm độc huyết, đưa đến sự bế tắc của nhiều chất bã độc hại, làm suy yếu sự miễn dịch; đây chính là nguyên do virus xâm nhập được vào cơ thể và gây bệnh. Các mô bị nhiễm độc phần lớn thuộc hệ hô hấp, trở thành vùng đất thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
     Do vậy biện pháp hữu hiệu hơn cả là ăn chay trong thời gian bị bệnh, để giúp cơ thể thải độc nhanh, lập lại cân bằng âm dương. Nếu ăn nhiều thịt cá sẽ làm tăng môi trường a xít hóa cơ thể, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hoạt động, khiến bệnh lâu khỏi hơn.


(Tỏi tươi giúp diệt các chủng virus hữu hiệu)


A . Phương pháp chữa trị sốt virus, cảm cúm dành cho người không tập luyện.

-         Ăn cháo gạo lứt, đậu đỏ, cà rốt, trẻ em có thể ăn cháo tán. Có thể cho thêm ít hành tăm (hành hoa). Nếu không muốn ăn thì ăn ít thôi, không cố ăn. Khi cơ thể được lập lại cân bằng âm dương tự khắc sẽ thèm ăn.

-         Ăn bột sắn dây mỗi tối. (nấu chín, cho thêm ít muối rang, ăn nóng)

-         Uống nước đậu đỏ rang, gạo lứt rang (có thể cho một nắm rau diếp cá vào đun kỹ, rau diếp cá tính mát có thể hạ sốt, có chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, trừ ho. Khi đun với đậu đỏ, gạo lứt rang đã giúp giảm bớt tính âm).

-         Hoạt chất Allicine có trong tỏi sống tiêu diệt các chủng virus là tuyệt hảo nhất. Tỏi phát huy tác dụng đặc biệt với các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, có tác dụng tốt trong trường hợp viêm họng, cổ họng sưng đau, viêm amiđan... Ăn tỏi tươi hoặc uống nước ép từ tỏi tươi mang lại hiệu quả cao nhất. (Người lớn có thể uống rượu tỏi).
Với trẻ em có thể ép bưởi lấy nước, pha với nước cất theo tỷ lệ 1:1, cho thêm nước ép từ tỏi tươi, uống tùy ý. Có tác dụng giúp giải độc mô, diệt khuẩn rất tốt. Nếu lấy tỏi xoa lên huyệt Dũng tuyền (lòng bàn chân) vài tiếng đồng hồ vào buổi tối thì sáng ra bệnh đã khỏi. Do kinh mạch được đả thông nên khí quản và phổi được phục hồi. (Lưu ý: dùng tỏi ta, không dùng tỏi tàu, đọc bài “phân biệt một số thực phẩm”. Nếu chỉ là cảm bình thường, không phải cảm cúm do virus, sốt do virus thì không dùng tỏi).

-         Giã nát hoặc mài gừng tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với một lượng dầu vừng nguyên chất tương đương. Dùng xoa lên 2 mạch đốc Hoa đà (dọc theo thăn 2 bên cột sống), chà xát đủ nóng có tác dụng đả thông các huyệt vị, kinh mạch, phục hồi phủ tạng. Hoặc dùng trứng gia cầm luộc chín lăn trên 2 mạch Đốc Hoa đà (lúc mới luộc xong có thể bọc vào vải cho bớt nóng, nguội hơn thì bỏ vải bọc).

-         Người lớn có thể đun nước xông gồm: lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre, khuynh diệp mỗi thứ 1 nắm. Giúp làm giảm các triệu chứng cảm.

-         Tránh ngạt mũi, người lớn có thể nhỏ mũi bằng nước tỏi: nước sôi để nguội hoà với tỏi đã giã (lọc lấy nước trong). Trẻ nhỏ chỉ cho ngửi, không nhỏ trực tiếp vì dễ làm phỏng, rộp niêm mạc mũi. Dùng nước muối sinh lý nhỏ cho trẻ.

-         Súc miệng bằng nước muối ấm (pha nhạt như nước canh) nhiều lần trong ngày để giảm sưng đau họng. Cho nước muối ấm vào bát, cúi đầu nhúng ngập mũi, hít vào bằng mũi và nhả ra bằng miệng giúp làm sạch, sát khuẩn và giảm viêm mũi, họng.

-         Làm sạch, ấm không khí trong nhà, diệt khuẩn trong không khí để tránh lây nhiễm cho những thành viên khác trong gia đình bằng cách nhóm than củi, cho thêm muối, bồ kết, nến đất (nhựa thông hóa thạch), ít vỏ bưởi khô tạo mùi thơm càng tốt.

-         Nếu sốt cao có thể dùng cao hạ sốt đắp lên trán. (đã hướng dẫn ở bài chữa bệnh cho trẻ, Phần 2). Tuyệt đối không chườm nước lạnh hay đá lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

-         Hạn chế tắm rửa trong thời gian bị nhiễm cúm, sốt virus. Có thể dùng nước ấm nấu bằng lá Đại bi, hoặc nước gừng nấu kỹ lau người.

Lưu ý:    Tùy bệnh nặng nhẹ mà linh hoạt điều chỉnh, có thể dùng một vài cách hoặc tất cả trong các hướng dẫn trên của lão.
Trong thời gian chữa bệnh tuyệt đối không ăn bánh kẹo, đường, trái cây, các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa... kiêng các chất cay, nóng, các loại thực phẩm: măng, cà, giá, nấm, canh chua, các loại dưa muối.
   Không sử dụng mật ong, chanh, quất, đường phèn... trong quá trình chữa bệnh vì sẽ làm bệnh nặng thêm và lâu khỏi.


(Thiền cùng mẹ)

B. Phương pháp chữa trị dành cho người tập luyện Thiền – năng lượng sinh học.

Người có tập luyện thường hiếm khi bị các triệu chứng cảm. Hãy chữa trị cho người khác bằng cách đặt tay vào các vị trí:
-         Lx7, lx5    (Cắt cơn sốt).
-         Lx7, lx2 + lx3     (Phục hồi sinh lực).
-         Nếu bệnh nặng, thêm động tác để người bệnh ngồi trên ghế, hai tay mình cầm lầy 2 lòng bàn tay người bệnh, 2 bàn chân áp lên mu 2 bàn chân của người bệnh để giúp người bệnh cân bằng lại âm dương nhanh chóng. Mỗi lần cách nhau ít nhất 6 giờ.

Có thể kết hợp thêm các huyệt vị sau:
-         Day bấm các huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Nghinh hương, Phong trì.
-         Các cơ quan như mũi, họng, da, phế quản và phổi đều có mối quan hệ mật thiết với Kinh Phế. Do đó có thể day ấn các huyệt: Trung phủ, Xích trạch, Khổng tối và Thiếu thương, giúp chữa trị viêm phổi, ho, đau họng. Phục hồi hệ hô hấp, làm sạch nhiễm độc huyết.
-         Dùng hai ngón tay cái vuốt từ giữa trán (sát trên lông mày) sang hai bên đến tận huyệt thái dương, làm 30 lần. Dùng ngón tay cái vuốt từ ấn đường lên đỉnh trán 30 lần. Day ấn huyệt thái dương.
Các triệu chứng bệnh sẽ giảm ngay tức thời, và có thể khỏi bệnh sau 1 ngày.

Lão tiensinh.

1 nhận xét:

huong nói...

Cảm ơn Tiên Sinh và bài viết rất nhiều. Dù đọc đi đọc lại các bài mà vẫn thấy mới mẻ. Mỗi lần ghé qua trang của Lão em thấy tâm hồn thư thái hơn và luôn đợi chờ các bài viết mới. Chúc Tiên Sinh luôn khỏe mạnh và có nhiều học trò giỏi để cùng Tiên Sinh gánh vác công việc đem lại nhiều tình yêu thương và hạnh phúc cho mọi người.