7/8/13

CHỮA BỆNH CHO MA, CÁCH PHÂN BIỆT VONG LINH THẬT GIẢ (P1)


Phần 1:  Vì sao chúng ta sợ ma.

Nỗi ám ảnh truyền đời vể một thế giới ở phía bên kia của cuộc sống, những câu chuyện về vong hồn, ma quỷ đã khiến cho không ít người rơi vào cảnh mơ hồ, không rõ thực hư.




Đôi khi trong đời sống chúng ta gặp nhiều nỗi bất an, nhiều biến cố bất thường, và có khi là bệnh tật hiểm nghèo, thì những suy nghĩ mơ hồ bắt đầu len lỏi, thoáng chút lo âu.  Không biết mình có “phạm” điều gì đó không? có bị cõi âm quấy rối không? Có bị báo oán không, hay đã có sai lầm gì đó chăng?... Sự ám ảnh bởi thế giới huyền bí, đôi khi đã khiến con người ta lầm đường lạc lối. Tiếp tục sửa chữa sai lầm này bằng một sai lầm khác, nhiều trường hợp đã để lại những hậu quả thật đáng tiếc. Có người chỉ vì áp vong tìm mộ cũng dẫn đến tâm thần, điên loạn, có khi mất mạng.
Cũng có trường hợp do không hiểu, không biết cách ứng xử với thế giới tâm linh huyền bí, chủ quan mà vô tình rước họa.

Vì sao chúng ta sợ ? và chúng ta sợ những điều gì ?
Câu trả lời là: Con người chúng ta sợ những điều mà mình không biết.

Chúng ta không biết tương lai, ngày mai cuộc sống của mình sẽ ra sao nên chúng ta mang một nỗi sợ mơ hồ, chông chênh ở trong lòng. Liệu những rủi ro, bệnh tật, bất trắc có đến với mình, với gia đình mình trong chuỗi ngày phía trước không ?
Chúng ta lo lắng bởi đôi khi chúng ta cảm thấy không biết mình là ai, đang đứng ở đâu và sẽ đi về đâu giữa cõi đời chông chênh và vô định này.
Chúng ta sợ bởi không biết những gì mình có hôm nay chẳng biết ngày mai có còn không, sức khỏe, hạnh phúc, gia tài, sự nghiệp...

Cuộc sống của một đứa trẻ thì ngược lại, chúng hoàn toàn vô ưu, bởi chúng chẳng có chút sợ hãi và lo lắng nào ở trong lòng và thế là chúng luôn hạnh phúc, yêu đời. Vì sao trẻ không thường sợ hãi, lo âu? Vì chúng có điểm tựa. Vì trẻ em biết và cảm nhận được bố, mẹ, người thân của mình là những điểm tựa vững chắc cho mình, sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ mình, dành cho mình những điều tốt đẹp nhất, tin rằng không có gì xấu có thể đến với mình được. Thế là chúng cứ an nhiên sống đời vui vẻ và hạnh phúc tràn đầy.
    Còn người lớn chúng ta thì sao? Chúng ta đã đánh mất điểm tựa của chính mình, (điểm tựa của chúng ta không còn là bố mẹ, người thân nữa vì chúng ta đã trưởng thành). Chúng ta đã phá hỏng  những điểm tựa vốn có của mình, để rồi rơi vào âu lo, bất an và sợ hãi. Đâu là những điểm tựa, và chúng ta đã phá hủy nó như thế nào? Chúng ta sẽ nói ở phần sau.
Ước muốn tìm kiếm cho mình một điểm tựa, cho dù mong manh, và thế là chúng ta cứ mong muốn tìm cách biết trước được tương lai, để mà dự liệu, để mà đề phòng... mục đích cũng chỉ hy vọng vơi bớt đi những sự sợ hãi mơ hồ thường trực trong lòng.
Bói toán, tướng số, tử vi ... có ma lực vô hình lôi cuốn chúng ta là bởi vậy. Chúng ta muốn biết những điều mà mình không biết, muốn biết những điều có thể xảy ra mà chúng ta không biết có xảy ra hay không, hầu mong mang lại một chút cảm giác an tâm với những gì mình biết, dù ít dù nhiều. Để rồi đôi khi mọi thứ lại càng trở nên phức tạp hơn, khó hiểu hơn, khi chúng ta đi sai hướng, khi lạc vào thế giời mà mình không hiểu biết đó, rồi chẳng còn biết đâu là lối ra nữa, có khi lại còn hoang mang và cảm thấy bất an hơn.

(Ngôi nhà có ma)


Chúng ta sợ chết, bởi chúng ta không hiểu đằng sau sự chết  là gì. Chúng ta sợ mình phải buông xuôi, phải chia ly tình thân quyến thuộc, đánh mất cuộc sống, mất những gì mà mình đang có, nhà cửa, đất đai, công danh, địa vị, tiền tài.. mất tất cả những gì mà mình phải lao tâm khổ tứ suốt đời mới có được.
Chúng ta sợ bệnh tật, bởi chúng ta không biết bệnh tật từ đâu mà đến, không biết cách nào để chữa khỏi bệnh tật, không biết làm thế nào để bệnh tật đừng bao giờ xảy đến. Trong cơn bấn loạn với bệnh nan y chúng ra có thể sử dụng cả những loại thuốc mà mình không biết rõ có chữa được khỏi bệnh hay không, để rồi bệnh lại càng nặng hơn. Cầu cúng, trình đồng, mở phủ ... để rồi, đôi khi, nẻo về lại càng lắm gian nan.
Chúng ta sợ ma, bởi mình chẳng hiểu thế nào là ma. Nếu có một con ma ngồi đó cho ta quan sát, sờ nắn, cho dù hình thù của nó có gớm giếc đến đâu, thì rồi người này sẽ bàn luận với người kia “như thế là con ma” từ đó chúng ta sẽ chẳng còn sợ ma nữa.

Chung quy lại, con người chúng ta chỉ sợ những điều khi mà mình không biết, không hiểu rõ mà thôi, nếu hiểu rõ thì sẽ không còn sợ nữa. Nếu biết những rủi ro sẽ không đến trong ngày mai, chúng ta sẽ không còn lo âu về tương lai nữa. Nếu hiểu về bệnh tật do đâu mà có, biết cách chữa khỏi mọi bệnh tật thì chúng ta chẳng còn phải sợ bệnh tật nữa. Nếu hiểu rõ thế nào là sự chết, chúng ta sẽ không còn sợ chết nữa. Nếu hiểu về ma, chúng ta sẽ không còn sợ ma nữa...  từ đó chúng ta sẽ vững tâm hơn. Hiểu biết về cơ thể, về con người, về bệnh tật, về đời sống, về tâm linh, về thế giới tự nhiên... đó chính là những điểm tựa của chúng ta. Khi tìm được điểm tựa trong đời sống cho mình, bệnh tật sẽ được chữa khỏi, sức khỏe  được phục hồi, cuộc đời sẽ bắt đầu thuận lợi, may mắn, bớt khổ đau, trở nên hạnh phúc và đổi thay từ đó.

Hôm nay lão nói một chút về thế giới của vong linh, một trong những thứ mà bạn có thể còn chưa hiểu biết, và có thể gặp thường ngày với nhiều sự mơ hồ, nghi ngại. Một điểm tựa về tinh thần nếu chúng ta hiểu và nhìn nhận đúng về nó, chứ không phải là một sự sợ hãi.

Một người sống ở phương Tây sẽ gần như chẳng bao giờ gặp ma và ít thấy những hiện tượng huyền bí. Nhưng một người ở phương Đông như chúng ta thì thi thoảng ta lại nghe nói có người gặp ma, hay có người tiếp xúc được với cõi âm, vong hồn, ma quỷ..vv... Chẳng nhẽ một người phương Đông khi chết đi thì biến thành con ma, còn một người phương Tây khi chết thì... chẳng biến thành con gì cả ??
    Ai đó cho rằng người Phương Tây khi chết họ đều về với Chúa, chứ không trở thành những hồn ma lang thang vất vưởng chốn nhân gian? Không phải thế, người Phương Tây không phải ai cũng theo đạo Thiên Chúa, và Thiên đường chẳng phải là nơi có thể mua vé đến. (Để hiểu đúng bản chất, sự thật về các Tôn giáo, bạn hãy đọc những bài viết về các Tôn giáo ở trang blog này nhé).

Vì sao từ bé chúng ta đã có cảm giác tò mò, và sợ... ma. Chúng ta mang nỗi sợ mơ hồ đó thậm chí ngay từ lúc mình còn chưa có khái niệm gì về ma. Một đứa trẻ sinh ra ở Châu Âu chắc hẳn chẳng bao giờ biết sợ ma, bởi trong đời sống của họ, trong xã hội, trong thế giới của những người lớn ở xứ họ chẳng có khái niệm gì về ma cả.

Một đứa trẻ sinh ra ở phương Đông như chúng ta thì lại sợ ma một cách mơ hồ, mặc dù chẳng biết ma là gì, vậy thì nỗi sợ đó do đâu mà có? Là do người lớn mang lại. Vì người lớn cũng sợ, sợ vì không hiểu, không biết, nghe nói vậy... một sự ám ảnh thường trực, và một cách nào đó người lớn đã truyền nỗi sợ hãi đó của mình cho trẻ nhỏ. Cũng giống như những con Chuột con, sinh ra chẳng biết con Mèo là con gì, có nguy hiểm gì với mình hay không, vì cũng chưa từng gặp, nhưng lập tức đã biết sợ Mèo, mỗi khi nghe tiếng mèo kêu thì chạy bán sống bán chết.   
    Qua điều này, lão muốn nói với bạn rằng nỗi sợ hãi của con người, thực ra bản thân nỗi sợ nó không đến từ bên ngoài, mà nó đến từ bên trong, trong chiều sâu tâm thức của chính mình.
Đây chính là cánh cửa để bước vào thế giới Tâm linh, để hiểu những điều huyền bí. Con người chỉ cần hiểu được bản thân mình, hiều được chiều sâu của tâm thức, của tâm trí mình, thì sẽ hiểu được thế nào là thế giới tâm linh.


(Giải mã Tâm linh)


Ngay thuật ngữ “Tâm linh” đã ít nhiều nói lên bản chất của nó. Tâm là tâm tính, là nội tâm, là thế giới bên trong của con người. Linh là linh động, linh ứng. Một nội tâm linh ứng sẽ tạo nên một thế giới tâm linh. Chỉ thế thôi, không có gì khác, (và đó chính là lý do vì sao con ma mà người này nhìn thấy lại khác với ma mà người khác biết), nhưng lão sẽ không tiếp tục nói theo hướng này, vì tiếp tục nói thì đó sẽ là phân tích và giải thích Tâm linh một cách khoa học, biện chứng, lão sẽ nói vào một dịp khác.

Bây giờ chúng ta sẽ thử tiếp cận Tâm linh, hay được cho là Tâm linh trong phạm vi bài viết này theo một cách thông thường mà bạn vẫn thấy hay được nghe nói đến:

(Đọc tiếp phần 2: Chữa bệnh cho ma. Phần 3: Cách phân biệt vong linh thật giả)

Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc



Bài liên quan:



LÁ DIÊU BÔNG

      Hoàng Cầm (1922-2010) kể rằng năm 12 tuổi ông đã “phải lòng” một cô gái 20. Có ai  ngờ cái tình yêu chông chênh, của thuở ban đầu lưu luyến" ấy đã khơi nguồn cho bao tứ thơ của ông, trong đó có bài Lá diêu bông nổi tiếng.




          Một buổi chiều mùa đông sương mù giăng bảng lảng, người con gái mà ông vẫn gọi là “chị” ấy thẩn thơ đi tìm cái gì đó trên cánh đồng còn trơ gốc rạ. Váy Đình Bảng xếp nếp buông chùng, bắp chân thon thon. Cậu bé Hoàng Cầm lẽo đẽo theo sau. Chị thừa biết cậu bé thích mình nên cũng hay chọc ghẹo đùa giỡn. Chị bảo: “đứa nào tìm được lá, tao lấy làm chồng”. Chị nói tên một thứ lá hiếm hoi nào đó rồi mỉm cười tinh nghịch. Đó là kỷ niệm có thực trong đời Hoàng Cầm và ám ảnh suốt đời ông như một định mệnh khó gỡ. Rồi mùa đông năm 1959, từ một ký ức xa xôi thời tuổi nhỏ, cái không khí của một chiều mùa đông đã sống dậy bật lên những câu thơ của – Lá diêu bông -.

       Nhiều người hỏi thế lá Diêu bông là lá gì? Hoàng Cầm đáp làm gì có thứ lá đó trong đời, đó là chiếc lá do ông tưởng tượng ra. Cũng như ông đã tưởng tượng ra “cỏ Bồng thi”, “cầu Bà sấm”, “bến Lô mưa” ... trong thơ mình. Những tên ấy vụt lên trong thơ ông như một điều kỳ lạ của tâm thức, có thực nhưng không sao cắt nghĩa được.
     Sau này ông nói có những người khác đã mượn hình ảnh lá diêu bông của ông, cái tứ thơ của ông để làm nên tác phẩm của họ, ông chẳng lấy làm buồn vì họ cũng chẳng hiểu nổi cái ý thơ của ông.

          Với Hoàng Cầm, lá Diêu bông là bi kịch ngàn đời của con người, là mâu thuẫn giữa ước mơ và hiện thực. Đây là một mong ước mà suốt đời con người lặn lội kiếm tìm.

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
- Cuống rạ.
Chị bảo:
     -  Đứa nào tìm được lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá
 - Chị chau mày
  - Đâu phải lá Diêu bông.
Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
-         Trông nắng vãng bên sông.
Ngày cưới chị em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.
Chị ba con em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
-         Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
                             Diêu bông hời !...
-... ơi Diêu bông.

          Thật khó mà cắt nghĩa được cho thật rạch ròi từng câu, từng chữ của bài thơ. Nhưng đọc bài thơ dường như ta thấy hiện lên trước mắt mình cánh đồng quê một chiều đông bảng lảng sương như trong huyền thoại. Trên cái nền chiều huyền ảo và xa xăm ấy như có bóng ai đang tìm kiếm một cái gì,và như ta nghe âm vang một tiếng gọi, một âm vang mơ hồ đâu đó trong “gió quê vi vút gọi”! Một âm vang mơ hồ đâu đó trong tiềm thức mỗi người:
Diêu Bông hời ...!
-         Ơi Diêu bông ...!...

Cái lá Diêu bông vô hình, vô ảnh và không có thật kia lại là một cái mong ước có thật, sự tìm kiếm có thật của con người.
    Bài thơ mở đầu bằng nét chùng của tà “váy Đình Bảng” tạo nên nét đẹp duyên dáng của người con gái xứ Kinh Bắc:




Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
 - Cuống rạ.

          Người con gái xứ Kinh Bắc ấy đang tìm gì giữa cánh đồng lộng gió? Chị đi tìm chiếc lá Diêu bông hay hạnh phúc của đời mình? Trời thì chiều rồi, cánh đồng mới gặt xong còn trơ gốc rạ, dường như càng rộng ra. Trước một không gian mênh mông, một thời gian nhạt nhòa dần như thể sự kiếm tìm mới khó khăn làm sao ?!

Chị bảo:   Đứa nào tìm được lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng.

          Nào mấy ai tìm được chiếc lá không có thực ấy trong đời. Tình yêu, hạnh phúc mãi mãi như chiếc lá vô hình kia, ẩn mình đâu đó giữa cánh đồng đời mênh mông để con người suốt đời đi tìm, suốt đời chiêm nghiệm về sự kiếm tìm này. Những đoạn thơ nối nhau như những trang đời, như lời thủ thỉ và ẩn đọng trong đó là cảm xúc suy tư về sự kiếm tìm của con người trong đời:

Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày
 - Đâu phải lá diêu bông.
         
Chao ôi ! làm sao có thể tìm được chiếc lá mơ ước của một đời lại dễ dàng đến thế. Chỉ hai ngày thôi ư ? Chị chau mày không tin đây là chiếc lá Diêu bông, chiếc lá của một đời lặn lội kiếm tìm. Cũng như không thể có thứ hạnh phúc nào lại đến quá dễ dàng đến thế.

    Thì đây:
Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
 - Trông nắng vãng bên sông.

          Dẫu thời gian đã nhiều ngày, nhiều tháng hơn: “mùa đông sau”, nhưng chị vẫn không tin có thể tìm được chiếc lá ấy giữa đời. Câu thơ thấm một nỗi buồn, đấy là nỗi buồn lặng lẽ khi nghiệm ra rằng chiếc lá kia vẫn là một ẩn số của cả một đời người.
   Ánh nhìn theo “nắng vãng bên sông” gợi lên một nỗi buồn man mác, xa vắng. Vậy chẳng lẽ con người lại vô vọng trong sự kiếm tìm này? Phải có một ngày, một lúc nào đó người ta chợt nhận ra mình đã tìm được chiếc lá Diêu bông của đời mình chứ ! Phải, đã có một ngày như thế !




Ngày cưới chị
        - Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.

          Ngày cưới là ngày viên mãn, tràn đầy của hạnh phúc. Trong cái ngày ấy chị tưởng đã chạm vào chiếc lá Diêu bông. Nụ cười của chị e ấp, ấm áp và phảng phất cái tha thiết của dân ca quan họ: “Chị cười, xe chỉ ấm trôn kim.”




Nhưng rồi:            Chị ba con
 - Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.

“Chị ba con” như một sự trải nghiệm hết mọi lẽ buồn vui của cuộc đời. Với bấy nhiêu sự nếm trải chị hiểu nào đâu có dễ dàng gì tìm được chiếc lá Diêu bông hạnh phúc trên cánh đồng đời mình đã đi qua.

          Cho nên chị đã trốn chạy, trốn chạy ước mơ, khát vọng cháy bỏng của một thời, trốn chạy chính mình, với bàn tay phủ mặt không nhìn.
Nhưng cái bàn tay bé nhỏ kia dù có “xòe” ra, dù cố “phủ mặt” cũng không thể che được cái nhìn hướng ra phía cuộc đời mênh mông. Chị bất lực với chính mình, bất lực với chiếc lá Diêu bông dù không có thực ấy vẫn cứ hiển hiện như một niềm khát vọng, cố quên mà không quên được. Phải chăng đó chính là cái bị kịch ngàn đời của con người mà Hoàng Cầm muốn nói đến?



Từ thuở ấy – Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể - Gió quê vi vút gọi
... Diêu bông hời!... ơi Diêu bông ...!...




       Đoạn thơ gợi nên cảm xúc bâng khuâng trước cái âm hưởng văng vẳng của một tiếng gọi đâu đây giữa cánh đồng quê một chiều đông. Tiếng gọi ấy như khát vọng ngàn đời của con người lẫn trong sương chiều, trong “gió quê” hay cất lên từ trong lòng mỗi người. Nào ai đã tìm thấy chiếc lá Diêu bông của đời mình giữa cánh đồng chiều bao la? Nào ai đang lặn lội nơi đầu non cuối bể:
“... Diêu bông hời ...!....
... Ơi Diêu bông ...!...

(nói mãi bệnh tật rồi, văn nghệ chút chơi).

CHỮA BỆNH CHO MA, CÁCH PHÂN BIỆT VONG LINH THẬT GIẢ (P2)


Phần 2: Chữa bệnh cho ma

Nếu bạn đi gọi hồn người thân ở nhà cô đồng Nứa (Bắc Ninh), bạn sẽ không có người đón tiếp, không có người hướng dẫn. Bạn chỉ còn biết cách hỏi những người đã đến trước xem cách thức thế nào. Rồi người đến trước hướng dẫn cho người đến sau, mua lễ ở ngoài ngõ hoặc mang đi từ nhà. Bạn viết tên mình (ví dụ Nguyễn Văn Hải) và tên vong cần gặp (ví dụ cần gọi vong bố là Nguyễn Văn Hùng) vào một mảnh giấy, đặt chung vào đĩa…cùng với một ít tiền (tùy tâm, có hay không cũng được). Bạn đặt lễ ở chỗ nào có thể đặt được, trên kệ, dưới sàn nhà ... (vì bàn thờ nhà cô đồng rất nhỏ, mà lễ thì nhiều), cũng không cần phải thắp nhang.


(Quang cảnh một buổi áp vong thường thấy)


Không có ai chỉ bảo gì cho bạn, chỉ có người đi trước mách cho người đi sau; có mỗi cô đồng Nứa thì lúc nào cũng đang trong trạng thái nhập đồng, xung quanh là mọi người đang xúm lại hỏi han, khóc lóc, quay phim, chụp ảnh... cô đồng cũng chẳng thể quay ra nhìn bạn, cũng chẳng bận tâm ai đến ai đi. Mọi người đều ngồi trong căn phòng nghe vong của gia đình khác nói chuyện và chờ đến lượt mình.
Rồi bất chợt sau một cái rùng mình (vong nhập) cô đồng gọi to tên bạn “Hải đâu rồi con, bố Hùng về rồi đây”. Bạn chạy tới, rồi vong (cô đồng) sẽ ôm lấy bạn, bạn hỏi gì vong đều trả lời đúng, với những lời nói tình cảm, thân thiết. Vậy bạn có tin không ?
Trong đoàn đi của lão hôm đó, có một vài anh em cũng đều là những hành giả tu hành, đến nhà cô đồng Nứa vào một buổi sáng khá đẹp trời. Theo lời chồng cô thì ở đây trung bình mỗi ngày có khoảng 200 trường hợp đến nhờ gọi vong.
Lão thấy trước mắt là quang cảnh một căn nhà không lấy gì làm khang trang cho lắm, không có gì khác biệt giữa một vùng quê khá thanh bình, nhưng có điều lạ là lão nhận thấy ở đây không có nhiều vong về tụ tập. Lão quan sát cô đồng Nứa, thấy cô có vẻ mặt thật thà, hiền lành, tươi cười, ưa nhìn và không có vẻ gì huyền bí.
Đến lượt một người đi cùng đoàn với lão tên T. được vong gọi lên, anh T. đi hỏi tìm mộ người chú đã thất lạc nhiều năm, bản thân anh cũng là dân cảm xạ học. Và anh đã rất cảm động, nước mắt ngắn dài trò chuyện với chú (nhập vào cô đồng), ông chú hiện về trong dáng điệu run rẩy của một người già.
Trong câu chuyện cảm động của chú cháu nhà họ. lão cũng hỏi chen vào “sao chú run thế?”, vong nói “chú bị cảm lạnh” (ngày trước chú bị chết đuối); lão nói “để cháu chữa cho chú nhé?” vong gật đầu. Lão liền đưa bàn tay về phía vong, khoảng cách 2m,  một thoáng nhanh thôi, vong hết run và nói “chú khỏi rồi, cảm ơn cháu”.
Tiếp theo có một vong khác lên xưng là liệt sĩ, đang bị thương, rất đau đớn, và thế là lão cũng dùng cách đó, giơ tay lên vuốt nhẹ từ xa để chữa lành vết thương cho vong. Những người ngồi trong phòng hôm đó thì mắt tròn, mắt dẹt tưởng lão là một ông thầy cao siêu lắm, hi.

Nếu có chút hiểu biết về thế giới tâm linh,  biết cách tác động,  thì ta có thể dùng hình thái tư tưởng, kết hợp với năng lượng phát ra từ bàn tay để có thể giúp đỡ, chữa khỏi bệnh tật, khổ đau cũng như hướng dẫn nhiều điều có ích cho người cõi âm, cho gia tiên nhà mình (lão sẽ hướng dẫn cho các bạn trong một bài viết khác), để họ khỏi rơi vào những cảnh giới khổ sở. Nhưng ở trường hợp này thì lão chẳng làm gì cả, chỉ là giơ tay lên thôi, lão chưa làm gì đâu.  Thế mới biết thế giới của vong linh cũng thật thú vị (lão không có ý định giải thích về hiện tượng vong nhập vào cô đồng Nứa ở bài này).
Cô đồng Nứa gần như kiệt sức sau mỗi khi tỉnh lại, lão đã giúp cô một chút để ổn định lại tinh thần và tăng cường chút nội lực cho cô, trong khoảng thời gian ngắn ngủi cô trở về trạng thái bình thường. Hình như cô cũng có thiện cảm với lão vì thấy cô cảm ơn và rất vui.
Thời gian bắt đầu ngả sang chiều. Chia tay cô đồng Nứa, bọn lão tiếp tục hành trình đến nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên ở Tứ Kỳ, Hải Dương.



(Năng lực thiền định)


Khác hẳn với cô đồng Nứa, cơ ngơi của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên khá khang trang, mọi người đều gọi ông là “Cậu Liên”, cả làng nơi Cậu ở đã trở thành dịch vụ, trông xe, nhà nghỉ, cơm nước... để phục vụ khách thập phương. (nghe nói Cậu đã ủng hộ tiền mọi người công đức để xây dựng nhiều tuyến đường trong xã), bọn lão đến đúng vào hôm Cậu “làm việc” với vong.
Xe gần đến nhà Cậu thì lão đã cảm nhận có điều khác biệt, xuống xe đi bộ đến gần nhà khoảng 100m thì lão đã biết chắc có rất nhiều vong linh tụ hội về đây. Lão chần chừ không muốn vào vì lão dự cảm những điều sắp xảy ra, một thoáng ngần ngừ; nhưng cũng vì muốn gặp nhà ngoại cảm nên lão liền tặc lưỡi, mọi việc tùy duyên vậy.
“Cậu Liên” là một người đàn ông tuổi trung niên, hơi gầy, gương mặt cũng bình dị, nói chuyện, làm việc cũng kiểu chơi chơi, không có gì tỏ ra huyền bí hay nghiêm trọng hóa vấn đề. "Cậu" mặc áo may ô, quần đùi (chắc tại trời nóng quá). Có 2 con chó nằm dưới chân cậu, cất tiếng sủa mỗi khi có vong về, và đi vào đi ra theo vong, người để cho vong nhập sẽ là người nhà của vong, lên ngồi đối diện với Cậu qua một cái bàn.
Nếu chúng ta muốn quan tâm vì sao nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên có được khả năng ngoại cảm, thì hãy tìm hiểu về bức ảnh chụp hai mẹ con của một người phụ nữ treo ở gian chính, bên cạnh giấy khen của phó Chủ tịch nước nhé.

Mọi việc xảy ra không ngoài dự đoán của lão, lão biết có 2 vong linh đã “nương” vào lão rồi. Lão hoàn toàn có thể đọc một câu chú ẩn thân khi đi vào những điểm nhạy cảm để vong không nhìn thấy mình, hoặc có thể phát năng lượng bao kín thân thể (những người học thiền đến lớp 3 ở chỗ lão đều làm được điều này). Nhưng lão đã không làm như thế, mọi việc tùy duyên thôi, để xem sao mà. Những ai đã yêu thích giáo lý nhà Phật thì cũng sẽ quý trọng pháp từ bi, không những giúp đỡ người dương mà còn phải giúp đỡ người âm nữa, phổ độ chúng sinh theo nghĩa rộng là thế.
Chúng ta hiểu giống như cư dân của một ngôi làng, sinh sống ở một nơi hẻo lánh, tách biệt với xã hội văn minh, cuộc sống vất vả và nghèo đói. Họ đâu biết rằng ở phía xa kia, cách xa nơi ở của họ, có một thành phố, và ở nơi đó con người có cuộc sống sung sướng hơn, thuận lợi hơn mà họ không hề biết.
Nhưng không phải hoàn toàn như thế, trong ngôi làng đó có một vài người biết, và rồi họ tìm cách, họ đợi chờ xem có chuyến xe nào đó chạy qua không, để có thể đưa họ lên thành phố, đến nơi có cuộc sống hạnh phúc, no đủ hơn. Họ sẽ cố tìm cách leo lên xe để được đi nhờ xe, cho dù chủ xe đồng ý hay không đồng ý...
Những hành giả tu hành sẽ là những chuyến xe bất đắc dĩ đó, và những vong linh có chút hiểu biết là những người muốn được đi nhờ xe, họ muốn nương nhờ vào năng lực thiền định của các thiền nhân để thăng lên cảnh giới cao hơn trong thế giới tâm linh. Nếu hành giả nhập định càng sâu trong lúc thiền thì nương theo đó, mượn chiếc cầu nối đó những vong linh muốn được thăng lên những cảnh giới cao hơn của mình, để có được nhiều an lành, phúc lạc.

Chia tay Cậu Liên sau một hồi thăm thú, chuyện trò, đoàn của lão khi về đến nhà người bạn trong nhóm ở Hải Dương thì trời đã sẩm tối, lão liền ra thiền đứng bên bờ ao cá, trước mặt là cánh đồng thoáng đãng, mênh mông, gió quê miên man mát rượi. Lão nghĩ phong cảnh như thế sẽ hợp với 2 vong linh có ý nhờ lão. 45 phút trôi qua vẫn không thấy kết quả, lão đành đi vào nhà ngồi thiền cùng với mọi người, họ đã thắp nhang lên bàn thờ Thầy tổ và đi vào thiền định. Lão phát ý nguyện nhờ Thầy tổ giúp đỡ các tha nhân, xin chư Phật, chư đại Bồ Tát mười phương gia hộ để cho các vong linh được nương nhờ chánh pháp, tinh tấn tu hành và nhanh chóng siêu thoát. Được chừng 15 phút thì lão thấy 2 vong linh này vội vã bỏ chạy, mấy người bạn cùng thiền sau đó cũng nói nhìn thấy một già một trẻ dắt tay nhau chạy đi; điều kỳ lạ là 2 con chó đang nằm ngoài sân cũng ngay lập tức vùng dậy vừa sủa vừa đuổi theo 2 vong này ra tận ngoài ngõ xa.

Lão đã không hiểu ý muốn của họ, và đã không giúp được gì cho 2 vong linh đó, chắc lão đã không đúng khi hướng dẫn cho họ theo con đường tu hành, vì chắc họ vẫn còn nghĩ con đường tu hành sẽ nhiều chông gai, khổ hạnh và đó không phải là điều họ muốn. Nếu như lão hướng cho họ một cảnh giới vui tươi, đầy đủ về vật chất, sung sướng thì chắc là mọi sự đã khác, âu cũng là cái duyên giữa lão và họ chỉ có vậy mà thôi.


(Hồn- ma- bóng- vía... )


Vong, hồn, tà, ma, bóng, vía... là những từ thường dùng để chỉ một trạng thái thần thức của con người sau khi chết, khi thân thể chết thì thần thức thoát ra ngoài, và đó là một bản sao về phương diện tư duy của con người, khi sống ra sao thì khi chết người ta thế ấy. Giống như trong cuộc sống, ở đây là ta, rồi ta có đi đâu xa, có ra tận nước ngoài thì chúng ta vẫn chỉ là chúng ta mà thôi. Chết chỉ là một bước chuyển tiếp của sự sống (giống như chúng ta di chuyển đến chỗ khác) và họ (vong) vẫn cứ là họ mà thôi. Chỉ có điều, khác về cách tồn tại, không còn trong thân xác mà trong một trạng thái khác.

Nhưng phần lớn vì họ không được tìm hiểu, không được học hỏi, không biết rõ về thế giới mà họ sẽ bước tiếp khi từ bỏ thân xác, nên họ đã không biết cách thích nghi với hoàn cảnh mới, thế giới mới, vì thế mà họ khổ tâm, ai oán.
Nếu chúng ta hiểu, chúng ta hướng dẫn cho họ, để họ biết cách thích nghi với “cuộc sống” mới, ở một “thế giới mới” từ đó họ sẽ sống tốt hơn, hạnh phúc hơn rất nhiều (lễ cầu siêu của Phật giáo nhằm mục đích này). Với những người thông minh, khi sang thế giới bên kia họ biết cách tiếp tục học hỏi, để thích ứng với “cuộc sống” mới, từ đó họ đạt được nhiều may mắn, an lành hay còn gọi là siêu thoát (thuật ngữ tâm linh gọi là thay đổi cảnh giới). Giống như những người dân quê lên thành phố, người nào biết thích ứng với hoàn cảnh, môi trường mới, biết làm ăn thì sẽ có cuộc sống an nhàn sung sướng. Người nào không biết thích nghi, thay đổi, mà vẫn cứ sống, làm việc theo kiểu ở quê thì sẽ vất vả, khổ sở...

Thế giới bên kia, thay đổi cảnh giới, siêu thoát... rồi, thì họ đi đâu? Họ chẳng đi đâu cả, thế giới của chúng ta là “Phàm, Thánh đồng cư độ”. Tất cả đều ở đây, đều tồn tại chung với nhau ở đây mà thôi. Thiên đường chẳng phải ở trên cao (nếu có Thiên đường ở trên cao, thì máy bay, đạn pháo đả xẻ nát thiên đường), Địa ngục chẳng phải ở dưới lòng đất (nếu ở dưới lòng đất thì khi đào hầm, khoan giếng chúng ta đã phá hủy địa ngục, Diêm Vương chắc hẳn đã chẳng để cho chúng ta yên). Thiên đường hay Địa ngục chỉ là những cảnh giới do tâm sinh mà thôi (lục đạo luân hồi). Hiểu đơn giản là nếu cuộc sống an lành, may mắn, hạnh phúc, tràn ngập niềm vui thì đó là thiên đường. Khổ đau bởi hận thù, tức tối, đói khổ, bệnh tật lê lết, nổi điên bởi những tham cầu không được thỏa mãn thì đó là địa ngục. Suy rộng ra chúng ta sẽ hiểu thế nào là một người có thể bị đọa “Địa ngục”, một người lại được lên “Thiên đàng” (những hình ảnh ẩn dụ, mang tính chất giáo dục của Phật giáo). Sẽ hiểu thế nào là thần, là thánh, là yêu tinh hay quỷ quái..vv...


(Hư ảo...)


Như đã nói, vong là một trạng thái thần thức của người sống, hay nói cách khác là một bản sao y hệt của người sống. Cho nên cách cư xử đối với họ chúng ta cũng cần phải hiểu biết, tôn trọng, biết cách đối thoại và yêu thương họ. Chúng ta không làm tổn thương đến họ thì họ cũng không làm hại chúng ta.  Về phương diện khách quan, chúng ta giúp đỡ họ, dễ hơn là họ có thể giúp đỡ chúng ta nhiều.

Tiếp tục nói về thế giới vong linh, sẽ là thiên hồ địa hải, vô tiền khoáng hậu, một câu chuyện chẳng thể có hồi kết ...
Lão nói thêm một chút về cách phân biệt vong linh thật giả vậy, để có thể giúp bạn trong trường hợp cần thiết.

(Đọc tiếp phần 3: Cách phân biệt vong linh thật giả...)

 Lão tiensinh
Cảm ơn vì bạn đã đọc



Bài viết liên quan: