24/4/14

CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG TRONG ĂN UỐNG


Cân bằng vốn dĩ là cái lẽ của tự nhiên, nếu hiểu được cũng khá nhiều thú vị. Người xưa dạy: “Muốn nói được chuyện trong nước phải đi vòng quanh thế giới một vòng”; “Muốn biết mình là ai, phải hiểu rõ cái thời mà mình đang sống”...
Cân bằng giữa âm và dương có sự cân bằng giữa động và tĩnh, giữa ngủ và thức, giữa ăn với uống, giữa cái rủi và cái may, giữa bên trong với bên ngoài, giữa con người với xã hội ..vv...


(Thiền với thiên nhiên)

Giữa động và tĩnh: Hoạt động là dương, tĩnh lặng là âm. Một người không thể khỏe mạnh nếu không thường xuyên vận động thân thể, vận động còn là bí mật của sự chuyển hóa. Đời sống hiện đại dường như không còn nhiều việc làm của chân tay nữa, những sự căng thẳng, ngổn ngang trong tâm trí khiến cho ta cũng chẳng còn nghĩ đến việc sải bước, hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá.
Những suy nghĩ tích cực sẽ giúp chúng ta dương lên,  trạng thái tiêu cực là âm sẽ làm cho ta dần mệt mỏi, vui vẻ là dương muộn phiền là âm, yêu thương là dương ghét bỏ là âm... làm sao để cho mọi thứ dương lên nhỉ?

Giữa ngủ và thức: Tỉnh thức là dương, ngủ là âm. Con người chúng ta mất gần nửa cuộc đời dành cho việc ngủ. Giấc ngủ vốn dĩ là lẽ tự nhiên của tạo hóa ban cho muôn loài, nhìn cỏ cây, chim muông, những con thú đi vào giấc ngủ say mà quên hết sự đời và chẳng cần có chút cố gắng nào. Vậy mà giờ đây con người lại phải kiếm tìm cho mình sự đơn giản đó, giấc ngủ cũng phải kiếm tìm. Dường như một giấc ngủ nồng say, bình yên không mộng mị càng ngày càng trở nên khan hiếm. Nếu mỗi ngày chúng ta đều có thể chìm vào giấc ngủ say sưa, để sinh lực được phục hồi, tâm hồn được sảng khoái, thì có lẽ chúng ta chẳng cần phải ngủ nhiều đến thế. Đầu tư nhiều (mất nhiều thời gian để ngủ), nhưng hiệu quả chẳng bao nhiêu (chẳng thể ngủ say) âu cũng là một thất bại trong lối sống ngày nay, giấc ngủ bây giờ cũng thành một cuộc kinh doanh, và chúng ta là người thua lỗ. hi.

Cân bằng trong ăn uống: Chạy theo những cái đĩa hát bị vấp, những khoa học, những chuyên gia dinh dưỡng: ăn nhiều thì mới tốt, đa dạng thì mới hay và bổ sung cho đủ chất là điều không thể thiếu. Nhưng rồi thì sao? kết quả thì ngược lại: Bệnh viện thì luôn quá tải, con người thiếu vắng tình thương, bệnh tật nhiều hơn, cuộc sống bất an hơn, niềm vui hạnh phúc kiếm tìm đâu chẳng thấy và sức khỏe thì ngày càng suy giảm.
Vậy thì vì sao? Sự thật đôi khi lại thường nằm trong những điều giản dị.


Một người được coi là khỏe mạnh phải có đủ 7 tiêu chuẩn của sức khỏe (Oshawa) như sau:
1 Không mệt mỏi, chán nản: Một sức khỏe tốt khiến cho ta làm việc gì cũng hăng say, việc càng khó càng thích thú. Tuy có lúc uể oải vì quá sức, nhưng chỉ cần nghỉ ngơi thời gian ngắn sẽ trở lại khỏe khoắn bình thường.
2 Ăn biết ngon: Cơ thể khỏe mạnh ăn gì cũng thấy ngon, cho dù chỉ là một nắm cơm khô hẩm hay một cọng rau bình thường.
3 Ngủ ngon giấc:  Đặt lưng xuống là ngủ; giấc ngủ sâu lắng, không mộng mị, chỉ cần ngủ 4-5 giờ là đủ. Thức dậy đúng giờ đã định và cảm thấy hoàn toàn sảng khoái.
4 Trí nhớ tốt: Nghe thấy qua điều gì là nhớ mãi, nhất là nhớ ơn những người, những vật đã giúp mình. Về phương diện tâm linh, có người nhớ cả tiền kiếp.
5 Luôn luôn hớn hở, vui tươi:  Không bao giờ giận dữ, gặp cảnh khó khăn cũng không than thở. Cho ra mà không sợ mất, bao dung tất cả, xem mọi người là bà con thân thuộc.
6 Phán đoán và hành động nhanh chóng, chính xác:  Sẵn sàng đối ứng thuận hợp với mọi hoàn cảnh. Sắp xếp mọi sự vật có trật tự, ngăn nắp.
7 Thấu hiểu trật tự của Thiên nhiên: Sống chân thật, hiểu lẽ công bằng của trời đất. Tìm cảnh khó khăn để giải quyết và vượt qua với lòng thành và tình thương rộng lớn. Vun đắp hạnh phúc của bản thân, gia đình và đem lại niềm vui cho người khác. Chuyển hóa khổ đau, bất hạnh thành an vui, yên ổn.



(Âm – Dương)


Ai trong chúng ta cũng biết muốn sống thì phải ăn, nhưng hầu như ít khi chúng ta trả lời những câu hỏi: Con người nên ăn gì là đúng? Số lượng thức ăn cần dùng là bao nhiêu? Ăn  như thế nào mới là đúng cách?  Ăn uống đúng có mục đích giúp chúng ta sống tự do tự tại với sức khỏe vững bền, có thể ăn ở thế nào cũng được tùy theo trực giác tự nhiên và trí phán đoán nhạy bén mà không sợ điều gì tai hại. Nói chung ăn uống đúng không phải là một lối sống tiêu cực trong những ràng buộc gò bó, mà đó là cách dưỡng sinh tự nhiên, tích cực, đầy sáng tạo, mang tính nghệ thuật, triết lý và giống như tôn giáo.

Đừng hiểu nhầm cách ăn uống hợp với tự nhiên là cách tu ép xác hoặc giáo điều ràng buộc. Về mặt dinh dưỡng, chúng ta không chủ trương ăn chay hay ăn mặn, không đề cao món này hoặc bài bác món kia, ngay cả rượu và thuốc lá cũng không phản đối. Mục đích của phương pháp ăn uống hợp lý là giúp con người hiểu được mối quan hệ giữa mình với vũ trụ cùng nguyên lý căn bản để có thể hòa mình vào thiên nhiên, sống trong cõi vô biên vô tận, vượt qua giới hạn cá nhân hạn hẹp.
Đừng tưởng rằng suốt đời phải ăn uống kiêng khem theo thực đơn triệt để dành cho người bệnh, mà không biết phạm vi của dinh dưỡng rất rộng, bao gồm tất cả mọi thứ thực phẩm có trong xứ sở được sử dụng một cách khéo léo, biết cách phối hợp cân bằng để cơ thể không bị bệnh. Khi sức khỏe đã vững vàng thì thi thoảng chén một bữa no say cũng chẳng sao.
Người không thể uống rượu, hút thuốc, không ăn được thịt hay trái cây là người tàn phế. Uống rượu được mà không uống, ăn được thịt mà không ăn là vì thấy không cần thiết cho sự sống mà thôi. Khi chọn cho mình lối sống ngược lại với những quy luật của tự nhiên, chúng ta sẽ không còn là con người đúng nghĩa, mất nhân tính và trở nên yếu ớt, bệnh hoạn, không còn sức làm việc hay vui chơi, nói chung là khốn khổ.

Nhưng thế nào là ăn uống hợp với tự nhiên ?

-Phù hợp với trật tự tiến hóa:  Am hiểu các quy luật tự nhiên, cần hiểu tại sao loài nào lại nên ăn thức ăn tương xứng với đẳng cấp của loài đó. Và vì sao?

-Phù hợp với cách ăn truyền thống: Hiểu được mấu chốt tại sao món ăn thức uống hiện nay càng ngày càng phong phú hơn xưa, nhưng so với các thế hệ tiền nhân chúng ta lại thấy sức khỏe con người càng ngày càng suy thoái dần? Bệnh tật nhiều hơn và khó chữa hơn?

-Phù hợp với trật tự sinh thái:  Thức ăn là chiếc cầu sinh tử nối liền thiên nhiên với con người. Hiểu dược quy luật của thiên nhiên ta sẽ hiểu do đâu mà các vùng miền hình thành những cách ăn uống khác nhau, các loại thực phẩm khác nhau, sẽ biết cách ăn uống để hợp với khí hậu, sinh thái ở nơi mà mình đang sống.

-Phù hợp với thời tiết và mùa: Nhịp điệu tâm sinh lý của con người luôn biến chuyển theo dòng thời gian đang trôi chảy; biết điều chỉnh thực đơn theo mùa, theo những chu kỳ thay đổi của thiên nhiên là điều quan trọng không kém.

-Phù hợp với cơ thể từng người: Cơ thể mỗi người một khác, do đó cũng nên biết điều chỉnh chế độ ăn uống theo giới tính, tuổi tác, khuynh hướng hoạt động, nghề nghiệp, thể chất bẩm sinh và tình trạng sức khỏe, bệnh tật hiện tại.

-Phù hợp với khả năng sản xuất: “Thân thổ bất nhị”, con người gắn liền với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng. Không hiểu điều này sẽ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng mặc dù mọi thứ được cho là vẫn đủ đầy.

-Phù hợp với nhân cách: Thiên nhiên nuôi dưỡng con người như bầu tử cung của người mẹ đối với thai nhi, cho chúng ta nước để uống, không khí để thở, thức ăn để nuôi sống cơ thể. Biết ơn thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sinh thái, “Kẻ vô ơn là kẻ đang sống trong cảnh địa ngục”. Có lòng biết ơn những người, những vật đã giúp đỡ mình, chỉ cho mình con đường đi đúng đắn, từ đó biết nên giúp đỡ người khác. Biết ơn cả những nỗi gian nan, khốn khó, kể cả bệnh tật vì nhờ đó chúng ta mới thấy được những sai lầm thiếu sót của mình để có thể tu chỉnh thân tâm. Thay đổi cuộc đời, số phận, hướng tới lẽ công bằng, tự do vô biên và đến với niềm vui sướng, hạnh phúc tràn đầy.
(Chúng ta sẽ hiểu rõ những điều này khi tham gia khóa học – miễn phí).
(Đọc thêm bài: “Âm dương cứu vãn đời sống... ; “Bảng phân loại thực phẩm âm dương...)



(Niềm vui)


Có thể nói nguyên nhân phần lớn của cơn khủng hoảng bệnh tật ngày nay là các chất độc hại do con người tạo ra trong môi trường sống và trong món ăn thức uống hàng ngày. Cùng với những hóa chất kích thích cây trồng và vật nuôi, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, các gia vị tổng hợp làm ô nhiễm môi trường bên trong cơ thể và bào mòn sức khỏe con người.
Hầu hết lương thực, thực phẩm chúng ta ăn ngày nay đều được sản xuất, chế biến và bảo quản theo cách thức nhân tạo. Lúa gạo là thức ăn chính của chúng ta cũng không còn thiên nhiên nữa, hầu hết đều bị bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu và sử dụng các chất bảo quản. Rau củ và trái cây cũng vậy, ngấm các hóa chất kích thích tăng trưởng, bảo quản,  tuy to đẹp nhưng hương vị nhạt nhẽo và trở nên độc hại. Còn bánh kẹo bày bán ở các cửa hàng, chợ búa làm toàn bằng bột xay xát trắng với đường cát tinh hoặc đường hóa học và tẩm màu nhân tạo. Tất cả những thực phẩm không còn thiên nhiên này tuy không giết người tức khắc, nhưng chắc chắn sẽ làm cho sức khỏe của chúng ta hao mòn dần và là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật.

Trong “Vệ sinh yếu quyết”, danh y Hải Thượng Lãn Ông từng khuyên:

“Vệ sinh ăn uống trước tiên
Khuyên ăn thanh đạm, khuyên kiêng đậm nồng.
Cao lương tích trệ sinh ung
Rau tương thanh đạm, đói lòng cũng ngon.
Ăn nhiều ngũ cốc tốt hơn
Thịt trà tanh béo sinh đờm, lãi giun.
Có câu tham thực cực thân
Bệnh tòng khẩu nhập ta cần phải kiêng.
Muốn cho ngũ tạng được yên
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm giảm đau.
Chết vì bội thực cũng nhiều
Ngờ đâu lại có người nghèo chết no.
Con người phú quý nhàn cư
Ngày đêm yến tiệc, ăn no lại nằm
Rượu say rồi lại nhập phòng
Khỏi sao tích trệ, phạm phòng chết non.”


Tại sao những thực phẩm, hoa quả ngâm ướp hóa chất, lại không hề bị hư thối ? Vì các loài vi khuẩn là những sinh vật thông minh, chúng biết không nên ăn những thứ đó sẽ có hại cho chúng. Nhưng những nhà kỹ nghệ thực phẩm lại thông minh hơn, thực phẩm được chế biến theo thủ pháp công nghiệp, trái cây bảo quản bằng hóa chất độc hại, họ chỉ dùng để nhắm đến con người. Vì họ biết con người chúng ta có thể ăn bất cứ thứ gì mà không cần phải suy nghĩ, miễn sao thỏa mãn được cảm giác của mình. Hi.
Người nào không phân biệt được hương vị thiên nhiên với mùi vị nhân tạo của những món ăn thức uống bán nơi quán tiệm hoặc trong các cửa hàng thực phẩm, chắc chắn phải chịu cảnh khổ đau và bị siết chặt trong mạng lưới giả tạo, sức khỏe dần dần hao mòn rồi chấm dứt cuộc đời trong bệnh tật và những nỗi ưu phiền.


(Xuân ở đầu cành đã chứa chan)


 Những món ăn tự nhiên tuy trông giản dị, đơn sơ mộc mạc nhưng sẽ chứa đựng cả một sự phong phú, những tinh túy của trời, hương thơm của đất ăn vào nghe thanh tao đầu lưỡi, sẽ là cội nguồn của niềm vui và sức sống.
Hương vị thật tinh khiết của thức ăn thiên nhiên, cùng với hương vị của Thiền (ai cũng có thể học) sẽ cho ta những bước chân thảnh thơi trên cõi đường đời nhiều gian khó, sẽ giúp ta thấm đượm chân tánh ban sơ và lòng yêu kính đất trời vũ trụ. Là con đường dẫn đến sức khỏe, những niềm vui, hạnh phúc, bình an và may mắn.

Nếu thể chất không khỏe mạnh, tinh thần không lãng mạn, thì làm sao có thể cảm nhận được, đôi khi, hạnh phúc đơn giản chỉ là một buổi trưa hè nằm đu đưa trên võng, đón làn gió mát hiu hiu từ phía sông quê, nghe văng vẳng câu vọng cổ ai ca ngọt ngào làn điệu yêu thương chân chất.
Khi nhiên nhiên vừa cuốn tấm rèm che, thì làn gió mơn man sẽ là hơi thở thơm mát của Đất, ánh nắng lung linh là tia nhìn trìu mến của Trời. Đời sống không khỏe mạnh, tâm hồn không thương mến, làm sao cảm nhận mỗi sáng mai thức dậy, là có thêm ngày nữa để yêu thương!?  
Hạnh phúc khi nghe tiếng chim hót không phải là nghĩ đến món chim quay. Hi. Không hiểu được cái lẽ của trời đất, sao có thể hòa mình vào cái mênh mông vô tận của vũ trụ, nếm trải được niềm vui và phúc lạc vô biên...

“Tìm Xuân chẳng thấy bóng Xuân sang
Giày rơm dẫm nát đỉnh mây ngàn
Trở về chợt ngửi hương Mai ngát
Xuân ở đầu cành đã chứa chan”!

Lão hâm tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.

Bài liên quan:

20/4/14

TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM


          Bản chất của thức ăn vốn không tốt không xấu, tốt hay xấu là do cách sử dụng của chúng ta có đúng nguyên tắc quân bình âm dương hay không mà thôi. Điều quan trọng là thức ăn càng thiên nhiên, không bón phân đạm, phân hóa học, thuốc trừ sâu, không sử dụng các hóa chất bảo quản thì càng tốt cho sức khỏe.

(Thiền - ứng dụng năng lượng sinh học chữa bệnh)



THỨC ĂN GỐC THỰC VẬT:

Gạo lứt:

Theo y học cổ truyền phương Đông, gạo lứt còn nguyên mầm và 7 lớp cám có tác dụng điều hòa năm tạng, thông phế khí, bổ tỳ vị, cứng gân xương, tốt thân thể, chữa phiền khát, cầm tả lỵ, mạnh tâm trí.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong gạo lứt nguyên cám có đầy đủ các sinh tố rất có lợi cho cơ thể như:
-Chất đạm: đạm của gạo lứt dễ tiêu, có đủ các axit amin cần cho sự tạo hình của cơ thể, tạo ra tế bào mới, các phân tử không thể thiếu trong quá trình sinh hóa của cơ thể.
-Chất béo (dầu cám): giữ các mạch máu được mềm mại, giảm cholesteron, chống xơ cứng động mạch và huyết áp cao.
-Chất xơ: hỗ trợ tiêu hóa tốt, có tác dụng chữa trị các biến loạn của thương tổn thần kinh.
-Sinh tố B1: Chống tê phù và táo bón, ổn định tâm thần, chống stress.
-Sinh tố B­2: Làm đẹp thân thể, ngừa các chứng viêm miệng, môi, lưỡi và khô mắt.
-Sinh tố B3: Ngừa bệnh Pellagra (viêm da kèm tiêu chảy mất trí), chữa chứng tâm thần phân liệt.
-Sinh tố B­6: Có dồi dào trong mầm gạo, chống viêm da rất tốt.
-Chất vôi (canxi): cần cho răng và xương; chất men: đem lại hoạt tính cho tế bào; Chất sắt: cần cho sự tạo máu; Chất Xêlen: ngừa ung thư; Phospho: bồi bổ thần kinh, liên kết với chất vôi để tạo xương và răng; các sinh tố K,E...Các loại axitamin..vv...



Vừng (mè):

Đây là loại thực phẩm tương đối cân bằng và bổ dưỡng (có nhiều chất khoáng Dương kết hợp chất dầu Âm), nên có thể dùng với bất cứ món gì. Cần lưu ý vừng cũng như các loại hạt khác nên dùng nguyên lứt, nghĩa là dùng cả vỏ lụa vì đây là phần chứa nhiều chất khoáng và sinh tố cần cho sự tiêu hóa. Vừng nguyên vỏ có hai loại vàng và đen, dùng loại nào cũng được. Người ta thường nói vừng đen thích hợp với phụ nữ, người già và trẻ em hơn, nhưng thực tế cho thấy chúng không khác nhau là mấy.
 Theo Đông y, ăn vừng tốt não, nhuận trường, bổ máu, ích gan, cường thận, làm đen râu tóc và da dẻ mịn màng, sáng tai mắt, bền gân cốt, ngừa trị phong tà, tăng thêm sức chịu đựng dẻo dai.


Đậu hạt:

Các loại đậu (đỗ) đều giàu chất đạm, có thể dùng thay thịt cá. Có thể nấu đậu riêng hoặc nấu với cơm, với rau củ, làm bột, làm bánh..vv... Khi dùng đậu làm thức ăn không nên bỏ vỏ lụa của đậu, vì phần lớn chất bổ và sinh tố tập trung ở phần này. So sánh thì đậu đỏ dương hơn cả, đậu Ván ít dương hơn, đậu xanh và đậu đen hơi âm hơn, còn đậu nành rất âm. Do đó những món ăn làm bằng đậu nành ngắn hạn và lạt (ít muối) như sữa đậu nành, đậu phụ, chao... nên dùng hạn chế (người bị bệnh mãn tính lâu ngày, trong quá trình chữa bệnh không ăn). Trong khi đó những món đậu nành ủ lên men, ngâm muối và để lâu ngày (từ 8 tháng trở lên) như tương hạt lỏng, tương đặc (misô), tương nước là những gia vị bổ dưỡng, có thể dùng hàng ngày. (sử dụng nguyên liệu sạch, không dùng hóa chất trong quá trình chế biến, bảo quản).


Rau củ:

Các thứ rau củ đúng mùa có tại địa phương đều dùng được, tốt nhất là dùng rau hoang hay trồng tự nhiên (không bón phân hóa học và không dùng thuốc trừ sâu). Nấu rau củ có nhiều cách như: luộc, hấp, xào, hầm (ninh), nấu canh, chiên bột, nén muối... Các thứ rau nhiều tính âm như Mồng tơi, rau đay, khoai lang, mướp... nếu là người đang có bệnh mãn tính lâu ngày nên ăn ít thôi.  Vào mùa hè hoặc ở nơi khô nóng, lao lực nhiều có thể ăn thêm rau sống (với tình hình hiện tại vì lý do an toàn vệ sinh, cũng không nên ăn). Tuy nhiên, các thứ thịnh âm như cà (kể cả cà chua), măng, giá, nấm, các loại dưa muối chua...vv.. chỉ nên ăn hạn chế (trong dọn tiệc có thể ăn kèm với những món thịnh dương như thịt, trứng).

(Các loại thực phẩm ngũ cốc)


THỨC ĂN GỐC ĐỘNG VẬT:

Tất cả thức ăn gốc động vật nên lấy từ cầm thú hoang hoặc được nuôi bằng thực phẩm thiên nhiên. Nếu được lấy từ những con thú được nuôi theo kỹ thuật công nghiệp và sản phẩm của chúng có gia hóa chất tổng hợp nhân tạo, bảo quản, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng suy thoái sức khỏe và phát triển bệnh tật ngày nay.

Cá:

Trong giới động vật, cá và các loài thủy tộc tương đối ít dương hơn các loài động vật sống trên cạn. Vì vậy ta có thể dùng cá trong bữa ăn hàng ngày nếu thấy cần hoặc ưa thích. Khi dùng, tốt nhất nên chọn cá nhỏ, có thể ăn cả đầu, xương và chế biến với ít dầu.
Cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp, tăng trọng nên hạn chế dùng. Với các loại cá biển, mực... nếu không tin chắc là nó không bị ướp phân đạm (u-rê), ngâm tẩm hóa chất bảo quản thì tốt nhất cũng không nên ăn.
 Trong  phân định âm dương với các loài thủy tộc: Tôm thì nhỏ con, màu ửng hồng, di chuyển nhanh, thịt chắc, vỏ cứng, nhiều chất khoáng, sống trong vùng nước mát nên có thể xếp tôm vào loại thủy tộc dương. cá Chép (cá gáy) lớn con, thịt mềm, nhiều chất béo, hấp thụ ít ôxy và sống ở tầng đáy nên nó có nhiều yếu tố âm hơn tôm.

Trong dân gian người người ta nói phụ nữ khi mang thai nên ăn cá chép, đó là nói chung với những người khỏe mạnh, chúng ta cần hiểu rõ điều này để tránh sinh ra những đứa trẻ ốm yếu hoặc mang bệnh bẩm sinh. Nếu một người nữ khỏe mạnh (cân bằng âm dương) thì khi mang thai cơ thể  người đó sẽ trở nên rất dương, do đó sẽ hình thành xu hướng thèm ăn những thực phẩm âm (tính lạnh) như đồ chua, đồ ngọt để cân bằng. Nhưng nếu ăn nhiều trái cây, đồ ngọt thì sẽ có hại cho thai nhi, cho nên thay vào đó có thể ăn thêm cá chép (bổ sung tính âm) để thai nhi phát triền hài hòa, khỏe mạnh.
Một người nữ nếu không khỏe mạnh (mất cân bằng âm dương, âm thịnh) thì khi mang thai sẽ không đủ dương để thèm các thức ăn chua, nếu ăn nhiều trái cây, đồ ngọt, cá chép thì ngược lại sẽ rất có hại cho thai nhi (sinh con yếu ớt, dễ bị bệnh tự kỷ, tim bẩm sinh, các bệnh về não...). Những người này tốt nhất nên dùng các món ăn thức uống mang nhiều tính dương hơn để cân bằng, có thể uống nước trà gạo lứt, đậu đỏ rang hàng ngày. Trong những trường hợp này thường dùng rau ngải cứu (tính dương) sẽ có tác dụng an thai là bởi vậy. Khi sử dụng rau ngải cứu nên làm chín, dùng ăn hay sắc nước uống, có thể chế biến nhiều cách kết hợp với các thực phẩm khác cho dễ ăn. Liều lượng vừa phải, nếu có cảm giác buồn nôn bởi vị đắng là đã ngộ độc ngải cứu rồi.


Trứng:

Trứng dùng để ăn nên chọn loại trứng có trống (một đầu lớn tròn, đầu kia nhỏ nhọn), và dùng cả lòng đỏ lẫn lòng trắng. Tuy nhiên trứng được xếp vào loại cực dương trong các thức ăn gốc động vật và khó tiêu; do đó chỉ nên dùng thỉnh thoảng  thôi, mỗi tuần 1 đến 2 quả.


Thịt:

Thịt đỏ khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên hiện tượng axít hóa, làm tăng mức amoniac trong ruột, dễ sình thối trong hệ tiêu hóa, một yếu tố làm suy yếu sức đề kháng tự nhiên, gây ô nhiễm cho cơ thể. Vì vậy không nên ăn các loại thịt thường xuyên với số lượng lớn. Để trung hòa tính chất động vật nên nấu thịt cẩn thận với tương đậu nành lâu năm hoặc với rau củ.


Sữa:

Về phương diện chủng loại và y học, sữa thú không thích hợp với con người. Tuy nhiên có thể sử dụng linh động trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào bệnh trạng, điều kiện sức khỏe, sinh thái cho phép và nên có chừng mực.


(Vào bếp cùng mẹ)


GIA VỊ:

Thiên nhiên đã cung cấp cho con người đủ gia vị cần thiết vừa bổ dưỡng vừa tăng độ hấp dẫn của thức ăn, nếu chúng ta xem thường và chạy theo những thứ đẹp ngon giả tạo rồi sẽ rước lấy khổ đau. Đường hóa học (saccarin, ciclamat..vv...) dùng lâu ngày sẽ gây ung thư, sinh quái thai; bột ngọt (mì chính, vị tinh) làm tổn thương não, hư mắt, hại hô hấp, gây hen suyễn, khiến trẻ con tăng trưởng không bình thường. Các loại axít dùng trong kỹ nghệ chế biến nước chấm làm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Màu nhân tạo gây ngộ độc toàn thân, sinh ung thư, giảm tuổi thọ; chưa kể nhiều hóa chất công nghiệp như thuốc tẩy, thuốc nhuộm vô cùng độc hại lại được dùng vào lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Muối:

Muối là chất tối cần cho sự sống con người, vì máu (nguyên liệu nuôi dưỡng và tái tạo các tế bào, có thành phần hóa học giống nước biển) cần mặn (có tính kiềm nhẹ, độ pH=7,4) để có thể duy trì sức kháng bệnh, phòng chống nhiễm trùng và giải độc. Muối làm tăng sự dẻo dai, bền bỉ, dẫn truyền tốt các xung lực thần kinh, củng cố độ co bóp đàn hồi của cơ bắp và mọi hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể..vv... Nên dùng muối biển thiên nhiên, chưa bị tách lọc những nguyên tố vi lượng quý (muối tinh chế, qua xử lý hóa chất thường đã mất hết những nguyên tố vi lượng như canxi, phospho, manhê, sắt, xêlen...). Vì vậy tốt nhất là dùng muối biển thiên nhiên (muối hột sống), rửa sạch đất cát, đem phơi khô rồi rang (hầm), để khử vị chát, xay mịn và để trong thẩu kín dùng dần.
Theo đông y, vị mặn đi vào thận. Nên nếu ăn mặn sẽ làm cho thận hoạt động quá mức sẽ gây nên những sự bất ổn cho cơ thể, bởi vậy nên những người có thói quen ăn mặn quá thường có biểu hiện sức khỏe tốt nhưng lại dễ chết bất đắc kỳ tử và sinh bệnh hiểm nghèo. Theo nghiên cứu khoa học, một người lớn trung bình sử dụng tổng lượng muối đưa vào trong cơ thể mỗi ngày khoảng 5g (một thìa cà phê) là quá đủ.

Tương:

Dinh dưỡng học phương tây hiện đang đề cao giá trị của đậu nành, vì thấy trong loại đậu này chất đạm rất dồi dào và có thành phần axít amin thiết yếu tương đương với thịt. Tuy nhiên, về tính chất âm dương thì đậu nành rất âm, và nghiên cứu khoa học cho thấy đậu nành sống chứa một số yếu tố gây trở ngại cho tiêu hóa, tuyến giáp và các tuyến sinh dục. Do đó, những sản phẩm đậu nành chế biến nhanh như sữa đậu nành, đậu hủ, đậu phụ (đậu khuôn), chao nếu ăn nhiều (nhất là những thứ làm với hóa chất và thêm đường) có thể gây rối loạn đường ruột, sinh bướu cổ và sút giảm sinh lực, ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng.
 Có lẽ vì lý do đó, ông bà ta đã chế biến đậu nành thành tương. Qua tiến trình rang, nấu, ủ meo và ngâm muối để lâu ngày, đậu nành mất đi chất độc, tăng phần bổ dưỡng và có thêm những enzym quý. Tương đậu nành thường không sử dụng trước 8 tháng sau khi làm. Ngày nay những loại tương, xì dầu bán trên thị trường được sản xuất theo quy trình công nghiệp, sử dụng các loại axít để đẩy nhanh quá trình phân hủy đậu, giúp rút ngắn siêu tốc quá trình chế biến đã trở nên hết sức độc hại. (Khi dùng axít HCL đậm đặc để thủy phân thực vật giàu protein trong quy trình sản xuất thực phẩm sẽ sinh ra chất hóa học 3-mcpd, là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư).
Chúng ta có thể mua tương ở những cơ sở sản xuất thủ công, sạch, mang về cho vào chai thủy tinh, để từ 1 năm trở lên mang ra dùng sẽ có lợi cho sức khỏe.

(Rau củ)

Dầu:

Là chất béo, vốn nhiều âm tính, ăn nhiều sẽ hại gan, nếu đun quá nóng sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại. Dầu vừng là tốt nhất vì nó nhiều tính dương hơn trong các loại dầu. Một người lớn khỏe mạnh, trung bình có thể tiêu thụ 1 muỗng canh dầu trong một ngày. Chúng ta có thể dùng lạc (đậu phộng) mang đi ép thủ công lấy dầu để sử dụng trong gia đình. Các loại dầu ăn bán trên thị trường thường có thành phần chủ yếu là chất phụ gia, hóa chất chống cháy, chất bảo quản... nếu dùng nhiều sẽ gây bất lợi cho cơ thể.
Một loại chất béo chuyển hóa (Trans fat, axít béo xấu) được hình thành khi sử dụng phương pháp hyđro hóa dầu ăn (chiên ở nhiệt độ cao hoặc sử dụng dầu ăn chiên đi rán lại nhiều lần cũng sinh ra chất này), nhằm giúp nhiều loại thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Chất béo độc hại và nguy hiểm này có nhiều trong các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như: bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, quẩy nóng, thức ăn đóng gói sẵn... là nguyên nhân chính gây nên bệnh xơ vữa động mạch, cơn đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, các chứng trầm cảm..vv...
Do vậy các bạn yêu thích mì gói thì nên đun sôi (hoặc cho nước sôi vào 3-5 phút) và đổ bỏ nước đầu, để giúp loại bỏ phần lớn chất này. hi.


Hương liệu:

Nhiều loại cây cỏ dùng làm gia vị vốn nhiều tính âm, có vị thơm, cay như tiêu, ớt, gừng, cary, bạc hà, rau húng, rau răm..vv... mặc dù có tính trợ tiêu hóa, nhưng có thể làm suy giảm sinh lực (nhất là năng lực tình dục), làm căng phồng mạch máu và sinh nhiệt. Các loại ít tính âm hơn như mùi (ngò), hẹ, tỏi, nghệ có thể dùng hàng ngày nhưng cũng không nên lạm dụng.

Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.