12/6/13

BÙA NGẢI – CÁCH GIẢI TRỪ BÙA NGẢI (P1)


Phần I.   BÙA CHÚ


Thi thoảng ta vẫn bắt gặp đâu đó những câu chuyện ly kỳ, đậm chất liêu trai: có anh cán bộ lên miền núi công tác, bị dính bùa nên đã bỏ vợ bỏ con, ở lại cùng cô sơn nữ... Có những người trong giới Showbizz vì ghen ghét, đố kỵ nhau, người ta có thể dùng bùa chú để hại nhau... Hay có những người, gia đình đã mất mạng vì bùa ngải..vv... Thế giới bùa ngải đã tạo nên một màu sắc huyền bí, tạo nên sự tò mò, mê hoặc cho rất nhiều người. 


(Bùa chú)


     Chung quy lại cũng chỉ là biểu hiện của những sự bế tắc trong đời sống, sự cực đoan về tâm trí, hay sự eo hẹp về tâm hồn mà thôi. Người ta có thể vì lợi ích của bản thân mình mà sẵn sàng hại một ai đó, hay chỉ để thỏa mãn chút bản chất ích kỷ, đố kỵ trong con người mình, sẵn sàng xem nhẹ cuộc sống hay thân mạng của người khác. Những câu chuyện về lòng bi mẫn luôn ám ảnh người nghe.

Một mặt khác của bùa chú, dựa vào tính mê hoặc của nó, dựa vào khát khao muốn có được những điều tốt lành của tâm lý số đông, cũng xuất hiện những kẻ biết lợi dụng để để kiếm tiền trên sự không hiểu biết của người khác. Phần lớn những  bùa chú  được bán trên thị trường, được xin cho ở cửa chùa, cửa Phật đều thuộc dạng này, chẳng có chút giá trị hay ảnh hưởng gì.
 Ngày nay, một số người trong chúng ta cũng tìm đến bùa chú như một giải pháp về tinh thần. Khi cuộc sống cứ mãi không may mắn, chúng  ta cũng muốn xin được một lá bùa để cầu may. Khi gia đình có nhiều xáo trộn mà chúng ta không tìm ra cách giải quyết, do không hiểu nguyên nhân từ đâu nên ta cứ nghĩ hay là có nguyên nhân bí ẩn nào đó, và thế là ta cũng tìm một lá bùa để mong có sự an ổn trong nhà. Rồi bùa phòng thân, bùa chữa bệnh, bùa tình duyên, bùa hộ mạng, bùa hóa giải vận hạn, tai ương..vv...
Mỗi khi đã lạc vào mê trận của bùa chú, chúng ta cũng sẽ khó tìm được lối thoát cho thỏa đáng. Giống như một người bị bệnh nan y, cứ nghĩ bệnh của mình đã vô phương cứu chữa, thế là vội vã bỏ qua sự thông minh, sự tỉnh táo của bản thân mình, dùng những thứ thuốc đáng nhẽ ra không nên dùng, tin vào những điều đáng nhẽ chẳng nên tin mới phải. Để rồi khi thấy không có gì biến chuyển, bệnh vẫn càng ngày càng nặng hơn thi lại càng thiêm bi quan, mờ mịt.

Nhưng với những bùa chú có tác dụng thật thì sao? Khi sử dụng bùa chú, với nhiều mục đích khác nhau, đôi khi chúng ta đã vô tình quên đi, và bỏ qua những ẩn họa có thể ẩn tàng trong đó.
Những ai am hiểu bùa chú thì đều biết đây là con dao hai lưỡi, không dễ chơi chút nào. Người không hiểu thì đôi khi còn cảm thấy mừng vì đã xin được bùa.


(Một kiểu bùa khác)


Chúng ta nên hiểu rõ bản chất thực của bùa chú.
Bùa: là đồ hình (hình vẽ) do người làm bùa tạo ra.
Chú: (Thần chú) là những lời mà người làm bùa đọc lên trong lúc vẽ bùa.

Tùy vào từng loại bùa, ý nghĩa và tác dụng của nó, mà có những hình vẽ và lời chú khác nhau, nhưng quy tắc khi làm một lá bùa là vừa đọc chú vừa vẽ, miệng thì đọc chú đồng thời tay vẽ, tập trung tư tưởng, lúc vẽ xong lá bùa thì cũng là lúc đọc hết câu thần chú. Một hình vẽ phức tạp thường phải dùng nhiều biến chú (đọc chú lặp đi lặp lại nhiều lần).

Vì sao vậy?
Vì sao mà bùa chú có lại có một tác dụng nào đó? Xin thưa vì nó có tha lực.
Tha lực là gì ? là lực tác động được tạo ra không phải do con người mà do một thế lực khác, thuộc về thế giới tâm linh huyền bí.

Hình vẽ bùa bao giờ cũng có những đường cong uốn lượn, hoặc những hình xoáy trôn ốc. Bởi trong không gian không phải 3 chiều của thế giới tâm linh thì đây chính là những điểm khó thoát, những cái bẫy. Hay nói cách khác là chỗ để cầm giữ.
Câu chú thuộc một quyền năng lớn hơn. Nếu không có chú tác động thì bùa trở nên vô giá trị.
Chúng ta hiểu đại ý giống như việc một người lớn, quyết định hôm nay không cho trẻ ra khỏi nhà, áp đặt cho trẻ, yêu cầu trẻ ở nhà phải làm việc gì đó đồng thời khóa luôn cửa, thế là đứa trẻ đành chấp nhận ở bên trong ngôi nhà đó, và làm những việc mà người lớn đã yêu cầu.
Lời nói của người lớn ví như câu thần chú, ngôi nhà là lá bùa, và đứa trẻ là một vong linh. Khi một câu chú được đọc lên đồng thời với nét vẽ thì đã có một tha lực bị nhốt vào trong đó, và tha lực này có tác dụng tùy theo yêu cầu của lời chú.

Điều đáng quan ngại là làm bùa thì dễ, nhưng giải bùa lại rất khó, những ông thầy làm ra bùa, 10 người thì có đến 9 người không biết cách giải những lá bùa mà họ đã làm ra.
Bởi những câu thần chú cổ xưa truyền lại phần lớn đều bằng tiếng phạn, hay một thứ cổ ngữ nào đó, chỉ có thể hiểu ý chứ không thể dịch nghĩa cụ thể. Nên những thầy bùa phần lớn không thể học hỏi được một cách thấu đáo. Và phần lớn các ông thầy lúc học cũng chỉ học cách làm bùa chứ không học cách giải bùa, nên những câu chú giải bùa cho từng loại bùa không phải ai cũng biết.
Quy tắc giải bùa là đọc chú có tác dụng buông thả sự cầm giữ các tha lực, và thứ tự nét vẽ thì vẽ ngược lại so với lúc làm bùa.

`Ví dụ về bùa: Ví dụ chúng ta hay bị vong theo, vong nhập… hay đơn giản chỉ để tránh tà ma, ta liền đi xin một lá bùa để tránh hiện tượng này. Lá bùa mà ta xin được sẽ có nhốt một tha lực nào đó ở trong, thường là vong (âm), và nó có tác dụng chống vong khác lại gần hay chống xâm nhập, vì âm đẩy âm (cùng dấu thì đẩy nhau, theo nguyên tắc vật lý). Về cơ bản thì điều này cũng không có gì khó hiểu hay phức tạp lắm. (bùa trừ tà, hộ mạng, trấn yểm, hóa giải… đều thuộc dạng này).
          Nhưng bất cập hại ở chỗ tha lực bị nhốt vào bùa, ta không thể biết được bản chất nó tốt hay xấu, thầy bùa cũng không biết nốt (những người thực sự hiểu biết rõ thì họ thường sống ẩn dật, đã không còn làm bùa). Và cái tâm lực của người làm bùa khi làm đã không đủ độ (cùng một câu chú nhưng không phải ai đọc cũng có quyền năng, tác dụng như nhau, điều này phụ thuộc vào năng lực của người đọc), nên đôi khi đã không đủ sức để cầm giữ tha lực trong đó, tha lực đó thay vì giúp ta có khi lại quay ra quấy phá chúng ta.
Giống như việc chúng ta thuê một nhân viên bảo vệ đến nhà để bảo vệ gia đình mình, nhưng đôi khi người bảo vệ này lại nổi lòng tham ác, có thể trộm cắp tài sản, hoặc làm những việc phương hại đến gia đình chúng ta. Vì không phải lúc nào anh ta cũng nghe lời, hay bị ràng buộc bởi những quy định của công ty bảo vệ nơi đã tuyển dụng anh ta vào làm.


(Đủ các loại Bùa được in sẵn và bán khắp nơi)


Nếu chúng ta mang một lá bùa về nhà, hay mang trong người mà không đem lại tác dụng như ý muốn, có khi còn phản tác dụng, tình hình còn xấu hơn, vậy chúng ta nên giải quyết cách nào?
Đốt đi chăng?  Không thể đốt.  Khi lời chú chưa được giải, đốt lá bùa là ta đã làm mất chỗ trú ngụ của tha lực, khi đó còn tệ hại hơn. Vứt đi chăng? Làm thế là ta đã ngược đãi họ.
Trước đây lão cũng từng hướng dẫn các học viên của lão cách giải bùa chú theo nguyên lý âm dương và trường năng lượng (Bùa chú thuộc năng lượng âm, Thiền là năng lượng dương, dương thịnh thì âm sẽ suy), nhưng quả thực rất hao tổn tâm sức, và đôi khi có rất nhiều thứ liên quan, phức tạp, nên lão đã khuyến cáo họ không nên làm nữa.
Cách tốt nhất là nếu bùa không có tác dụng mà nghi ngờ còn phản tác dụng thì chúng ta hãy mang lá bùa trả lại cho ông thầy bùa mà chúng ta đã xin, kèm theo chút lễ vật. Còn có giải được lá bùa đó hay không hay xử trí thế nào thì đó là việc của ông thầy, chúng ta không bận tâm đến nó nữa.

Tại sao phần lớn bùa chú thông thường không mấy khi có tác dụng rõ rệt ?
Vì các câu chú thường chỉ được truyền miệng lại bằng một thứ âm ngữ mà không phải ông thầy nào cũng hiểu nghĩa, nên dễ tam sao thất bản. Các thầy đã đọc không chuẩn, có người vì lâu ngày không dùng đến nên cũng quên, chẳng nhớ rõ.
Vì các câu chú thường viết bằng cổ ngữ, hay một thứ dịch nghĩa nào đó, các thầy nhà mình chẳng hiểu đó là chữ gì, chỉ thấy toàn giun dế thôi, nên nhiều khi viết theo để lưu giữ cũng sai. Hoặc chỉ được truyền khẩu mà không lưu lại bằng ngôn ngữ...
 Vì hình vẽ của lá bùa nhiều khi các vị vẽ cũng không chuẩn xác, không đảm bảo độ to nhỏ, hay cự ly giữa các nét vẽ, các vị cứ vẽ bừa. Mức độ uốn cong nét vẽ thế nào là vừa, bao nhiêu vòng xoáy trôn ốc thì đủ, có vị do không hiểu biết nên còn giả vờ nhắm mắt lại vẽ để biểu thị sự huyền bí với người xem...
Hơn nữa khi đọc một câu thần chú không phải ai cũng có thể hô được thần, gọi được thánh về để trợ giúp mình, ai đọc chú cũng có thể hiệu triệu được thần thánh, ma quỷ thì có mà... loạn.
Những người tu luyện, thực sự có khả năng thì chẳng mấy ai lại đi sa đà vào cái việc này. Có chăng chỉ là giới hành tà đạo làm mà thôi, phần lớn cũng đều do thiếu hiểu biết về cội nguồn, chân lý. Chỉ nhất thời thích thú với những điều huyền bí, huyền thuật mà ra, giân dan gọi đó là những “thầy bùa”, theo ngôn ngữ tây phương thì là “Pháp sư, Phù thủy...”
 Nếu chúng ta tỉnh táo, không bị mê hoặc và có sự nhìn nhận, hiểu biết cơ bản thì khi gặp gỡ họ, chúng ta sẽ biết ngay được một ông thầy nào đó thực sự có khả năng làm bùa chú hay không, hay chỉ là phường lừa bịp.

Một điều nữa là, những lá bùa mà đã “phô – tô” lại thì không hề có tác dụng, cho dù có đóng dấu gì, ấn gì hay triện gì lên đó, đỏ hay xanh đi nữa. Những vật vô tri thì khó mà phát ra năng lượng được.
 Như chúng ta đã phân tích ở trên, nếu khi chúng ta có nhu cầu về bùa chú, thì phải  xác định được vấn đề của ta là gì? Cần giải quyết ra sao?. Khi đó ta phải gặp trực tiếp, nói rõ để người làm bùa hiểu được vấn đề. Thường họ cũng phải tìm hiểu các mối quan hệ, các sự liên quan của ta nữa để họ có cái nhìn toàn cảnh hơn. Lúc đó người làm bùa mới biết nên dùng loại bùa gì, thêm bớt ra sao, không ngoại trừ sự liên tưởng tâm linh giữa ta với lá bùa nữa. (Nó giống như việc bác sỹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân vậy, đừng hy vọng dùng đơn thuốc của người này để chữa khỏi bệnh cho người khác).

Khi vẽ, năng lực của câu chú sẽ thoát ra từ tâm thức (cầu nối) của người vẽ, có khi truyền qua tay của họ mà đi vào nét bút (lão đã từng vẽ nhiều dịch quái, linh phù để chữa bệnh cho người khác nên lão hiểu rõ điều này).
      Cho nên bùa phải được vẽ, phải đọc chú trực tiếp (thông thường để đảm bảo sự linh ứng thì phải có mặt khổ chủ ngồi bên cạnh), thế nên mỗi lá bùa chỉ dùng cho 1 trường hợp, một đối tượng cụ thể mà thôi. Do vậy không thể in ấn, bán tràn lan, hay một loại bùa lại đem dùng cho nhiều người có hoàn cảnh khác nhau, tên họ khác nhau, sự việc không giống nhau được. Cho nên bùa chú mà chỉ được mua ở hàng quán, thỉnh ở chùa chiền thì chỉ là thứ... an ủi tâm lý mà thôi.
Bạn nào đã từng đi kiếm một lá bùa theo kiểu này thì biết, thấy tình hình chẳng tốt, cũng chẳng xấu hơn. Nhưng cũng  có một nhược điểm của nó là khi ta dán những lá bùa này theo lời dặn lên trước cửa chính, trên cửa phòng ngủ, phòng khách hay ban thờ... thường gây một cảm giác “nghi ngại” cho khách đến nhà. Họ không hiểu mình thuộc giới tà thuật, hay là có hoàn cảnh gì đó dị thường nên mới dùng bùa. Mà trong tâm lý giao tiếp, làm ăn người ta lại muốn tránh những dạng người  này vì sợ xui xẻo, và thế là lợi đâu chưa thấy, nhưng đã bắt đầu “có hại” rồi đấy. Với những loại bùa chú kiểu này nếu thấy “không thích” nữa, chúng ta có thể tự tay gỡ bỏ (cho dù trước đó đã nhờ thầy làm lễ, dán lên), cho vào sọt rác, không sao cả.


(Một khu chợ bùa chú và đồ vật trấn yểm ở châu Phi)


Các đồ vật dùng trấn yểm cũng vậy. Ngày nay có nhiều người vì không hiểu biết, chỉ vì nghe nói nên cứ đi mua, đi cầu những thứ này vật nọ để về hóa giải phong thủy, trấn yểm trong gia đình, nhằm mong đạt được điều gì đó. Những luận điệu này chỉ là do giới buôn bán, trục lợi lan truyền mà thôi. Những thứ được sản xuất hàng loạt, máy móc, vô tri thì sẽ chẳng có tác dụng gì. Người nào đã từng thử thì biết, đôi khi còn gây ra sự phức tạp, để lại thì thêm rối rắm, bỏ đi thì lại sợ... Nếu một vật thực sự có tác dụng trấn yểm thì cũng không thể dùng tùy tiện, vì nó sẽ phá hỏng trường năng lượng mà nơi ta đang sinh sống, thường thì hại nhiều hơn là lợi.

Về cơ bản, lão đã nói rõ bản chất của bùa chú, việc trấn yểm... đó là con dao 2 lưỡi, dùng hay không tùy bạn. Tuy nhiên, theo lão thì để giải quyết một vấn đề gì đó, sẽ có nhiều cách khác nhau, nên chọn những cách đơn giản hơn, hiệu quả mà không bị cuốn vào vòng phức tạp.

(Xem tiếp Phần 2: Ngải là gì?;  Phần 3: Giải trừ và phòng chống bùa ngải)

Lão tiensinh
Cảm ơn vì bạn đã đọc.


Bài liên quan:

BẢNG PHÂN LOẠI THỰC PHẨM THEO TÍNH CHẤT ÂM DƯƠNG



PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG MỘT SỐ MÓN ĂN – THỨC UỐNG

Dựa trên hai nguyên tố Potassium (Ka-li) và Sodium (Nat-ri) để phân định âm dương trong thực phẩm. Thứ nào nhiều Sodium là dương, Thứ nào nhiều Potassium là âm. Theo Ohsawa, tỷ lệ K/Na = 5 là quân bình âm dương. Tất cả những thứ có tỷ lệ K/Na lớn hơn 5 là âm, nhỏ hơn 5 là dương. Ví dụ:
- Gạo có K/Na = 4.5 là Dương.
- Khoai tây có K/Na = 5.12 thì Âm.
- Cam có K/Na = 5.7 cũng rất Âm.
- Chuối có K/Na = 8.40 thì cực Âm




Về nhãn quan:

 1. Hình thể:
           Có hình thể thu lại thì dươngcó hinh thể trương, nở thì âm. Ví dụ: các thực                    phẩm như giá, nấm có tính chất trương nở nên rất âm
2. Trọng lượng:
           Cùng loại thứ nào nặng hơn thì dương hơn loại nào nhẹ hơn thì âm hơn (phần                gốc dương hơn phần ngọn vì nặng hơn).
3. Thứ nào chứa nhiều nước hơn thì âm hơn, ví dụ: mướp âm hơn bí, dưa hấu âm hơn              dưa gang...
4. Khi đã nấu chín thứ nào dai hơn, cứng hơn thì dương hơn. Ví dụ: rau muống dương              hơn rau dền, rau ngót dương hơn rau cải...
5.  Màu sắc: 
          Dương đến âm là đỏ, vàng, da cam, ...., xanh, tím, đen vd:củ cải đỏ dương hơn              củ cải trắng, bí đỏ dương hơn bí xanh, cà tím âm hơn cà trắng.
 6. Vị:
           Sắp xếp từ dương đến âm là: mặn-đắng- chát- chua- ngọt.  vd: khổ qua (mướp              đắng) dương hơn các loại trái cây ngọt. Muối là dương, đường là âm...
 7. Cách mọc:
          Có chiều hướng xuống thì dương hơn, hướng lên thì âm hơn, mọc nằm ngang thì âm hơn hướng xuống nhưng dương hơn hướng lên. Ví dụ: cà rốt hướng xuống sâu hơn thì dương hơn củ cải trắng,  rau má mọc nằm ngang thì dương hơn rau muống ...


Hìn


KÝ HIỆU:

Âm có ký hiệu:     V                                    Dương có ký hiệu:  
Âm nhiều:            V V                                 Dương nhiều:        ∆∆    
Âm hơn hết:         V V V                             Dương hơn hết:    ∆∆∆

Các ký hiệu này cho thấy tính chất âm hơn (nghĩa là ít dương hơn) hoặc Dương hơn (ít âm hơn) của thức ăn trong cùng một loại. Ví dụ: gạo tẻ, ký hiệu là âm hơn, hay có thể nói là ít dương hơn gạo mì đen (ký  hiệu ∆∆). Nhưng lại dương hơn hoặc nói ít âm hơn bắp (ký hiệu V). Những món ăn thức uống không ghi ký hiệu được hiểu có tính chất âm dương tương tự như món ăn thức uống kề trên nó.
So sánh các loại với nhau, ta có thể sắp xếp theo thứ tự tương đối từ Âm (hơn) đến Dương (hơn) như sau:
V - Rượu,bia – nước – trái cây – sữa – rong biển –
Rau củ - đậu – Hạt cốc – cá – thịt – trứng -

Hạt cốc lứt được xem là thức ăn quân bình âm dương thích hợp với cơ thể con người. Và sữa mẹ thích hợp nhất đối với trẻ em. Còn các loại thực phẩm khác đều âm hơn hoặc dương hơn.
Đây chỉ là sự phân định tương đối, tính âm dương của thức ăn có thể biến đổi tùy theo môi trường, địa lý, khí hậu, thời gian, mùa, cách nuôi trồng, thành phần được sử dụng, cách nấu và chế biến ..vv...
Cần nhớ tính âm hoặc dương của thức ăn vốn không tốt không xấu, tốt hay xấu là do cách sử dụng có đúng nguyên tắc quân bình hay không. Ví dụ người ta có thể kết hợp món trứng lộn (rất dương) với rau răm (rất âm) để tạo nên một món ăn quân bình âm dương..vv... Điều quan trọng là thức ăn càng thiên nhiên, càng không bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu, không tẩm hóa chất bảo quản... thì càng tốt cho sức khỏe.



     HẠT CỐC

V V    Nếp                                              Gạo mì
Các loại gạo mạch                             Gạo tẻ
V       Bo bo (ý dĩ)                             ∆∆  
Bắp (ngô)                                         Gạo mì đen



     ĐẬU HẠT

V V V Đậu nành (đỗ tương)               V        Đậu xanh
 Đậu phộng (lạc)                             Đậu ván
V V    Đậu đen                                   ∆∆    Đậu đỏ lớn hạt
V        Đậu trắng                                          Đậu đỏ hạt nhỏ (Xích tiểu đậu)



      RAU CỦ

V V V  Các loại cà                              V     Bầu
          Khoai tây                                          Đậu ve
Măng                                                Đậu đũa
Nấm                                                 Mít non
Giá                                                   Lá Ac-ti-sô
Dưa leo                                            Su Hào
Trái vả, trái sung                               Rau bù ngót
Củ nưa                                             Rau muống
                                                        Rau cần
Khoai mì (sắn)                               Môn sáp vàng
Môn tím (khoai sọ)                           Bắp cải (cải nồi)
V V    Rau sam                                           Cải bông (súp lơ)
Rau càng cua                                   Cải cay (bẹ xanh)
Mồng tơi                                          Cải ngọt (bẹ trắng)
Hoa Ac-ti-sô                                    Cải tần ô
Trái su xanh                            ∆∆     Diếp quắn đắng
Khoai mỡ tím                                   Lá bồ công anh
Bí đao                                              Xà-lách xon
Mướp ngọt                                       Rau má
Củ sắn ngọt                                      Củ cải trắng
Hoa bí, hoa mướp                            Củ trút (củ sam)
Rau dền                                         Rau câu chỉ
Rau khoai lang                                  Phổ tai
Hoa thiên lý                            ∆∆     Cà rốt
Khoai lang                              ∆∆∆  Củ sắn dây
Khoai mỡ trắng                                 Khoai mài (hoài sơn)



       CÁ VÀ THỦY TỘC

V V V Sò, nghêu                                V       Cá mòi
           Ốc, hến                                             Cá đối
           Rùa, baba                                          Cá lóc (cá quả, tràu)
V V     Cá chép (cá gáy)                      ∆∆     Cua, rạm
V         Lươn, chạch                                      Tôm
            Cá trê                                               Trứng cá



THỊT THÚ
                                     
V V     Rắn                                               Bồ câu trưởng thành
Ếch                                                   Vịt trời       
V       Heo (lợn)                                           Gà tây (gà lôi)
Trâu                                                  Chuột đồng
Cừu                                                  
Thỏ                                                   Ngựa
Ngỗng                                      ∆∆    Chim trĩ, cút
Ngan                                        ∆∆∆  Trứng chim, gà (có trống)
Vịt                                                     Bồ câu non




TRÁI CÂY

V V V  Dừa                                                  V V   Dưa hấu
 Thơm (dứa, khóm)                              V     
 Đu đủ                                                         Ổi
 Me                                                              Dâu tằm
 Khế                                                             Hồng, thị
 Cóc                                                             Hồng xiêm
 Xê-ri, chùm ruột                                          Mãng cầu (na)
 Cam                                                            Măng cụt
 Bưởi, bòng, thanh trà                                   Nhãn
 Quýt                                                           Vải
 Sầu riêng                                                     Dâu tây
 Chuối chín                                                  Vú sữa
 Mít chín                                                     Chôm chôm
V V      Đào, mận, doi                                            Xoài
 Nho                                                          Hạt dẻ
 Quả trứng cá                                               Hạt điều




SỮA VÀ SẢN PHẨM TỪ SỮA

V V V  Sữa chua (da-ua)                              V V   Sữa bò
  Váng sữa, kem                                         Sữa mẹ
V V                                                                  Phô mai mặn
V         Phô mai lạt                                                 Phô mai sữa dê



CHẤT BÉO VÀ DẦU

V V V  Mỡ                                                          Dầu hạt cải
  Bơ thực vật                                                 Dầu hướng dương
V V     Dầu dừa                                            ∆∆     Dầu mè vàng
 Dầu đậu phộng                                            Dầu mè đen
 Dầu đậu nành                                              Dầu cám



GIA VỊ

V V V  Ớt                                                          Quế
Tiêu                                                            Hồi
Chanh                                                         Hoắc hương
Me                                                              Rau mùi
Cà-ri                                                  V       Gừng
Chao                                                           Hành
Giấm                                                           Kiệu
Rau răm                                                      Tỏi
Tương cải (mù tạt)                                       Hành
V V    Rau húng                                                    Diếp cá
∆∆    Tương lâu năm                                          Riềng
        Nước mắm sạch nguyên chất                       Nghệ
∆∆∆  Muối thiên nhiên



THỨC UỐNG

V V V  Kem lạnh                                                Trà ba năm
  Nước đá                                                      Trà gạo rang
  Đồ uống có đường                                      Trà đậu đỏ
  Rượu                                                 ∆∆    Trà ngải cứu
  Cà phê                                                        Trà bồ công anh
  Bia                                                    ∆∆∆  Trà rễ đinh lăng
V V     Nước trái cây                                               Nhân sâm
V         Nước khoáng, nước lã



CHẤT NGỌT

V V V  Đường cát kết tinh                           V       Chất ngọt rau củ
  Bánh kẹo các loại                                       Mạch nha
V V     Đường thốt nốt                                 V V    Mật ong
           Đường mía thô                                         Chất ngọt hạt cốc loại

                                               
(Đường hóa học, gia vị tổng hợp, màu nhân tạo, hóa chất bảo quản thực phẩm... có tính cực âm, do đó càng tránh dùng càng tốt vì chúng dễ gây bất lợi cho sức khỏe của con người).


Bài đọc thêm: