“Bệnh tật là kết quả của những gì
trái với thiên nhiên. Sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh”.
Ram Gopal là một đạo sĩ nổi tiếng có thể chữa trị mọi
bệnh tật. Ông thành lập một đạo viện (Ashram) ở ngoại ô Rishikesh và có khá
đông môn đệ.
Ram
Gopal có một thân thể cực kỳ tráng kiện trông như một lực sĩ, bước đi của ông
vững chãi và uyển chuyển như một mãnh hổ. Giọng nói của ông hùng tráng như một
tiếng cồng. Hàng ngày, ông dành riêng một thời gian để tiếp xúc với bệnh nhân.
Ông yêu cầu phái đoàn ngồi đó xem ông trị bệnh. Bệnh nhân gồm đủ hạng người ,
từ các bậc thượng lưu, quý phái ngồi trên kiệu đến các loại bình dân nghèo đói,
lê lết. Họ mang đủ thứ bệnh từ các loại bất trị như ung thư, cùi hủi đến các
chứng đau tim, phong thấp, tiểu đường..v..v..
Một
bệnh nhân ăn mặc sang trọng, khuôn mặt tái nhợt cho biết y là một phú ông giàu
có tại Madras, bị đau tim đã đến thời kỳ trầm trọng. Bác sĩ cho biết nếu lên
cơn một lần nữa chắc chắn y không thể sống.
Ram
Gopal yên lặng nghe bệnh nhân kể lể rồi cho biết :
- Hơi thở của ông bị đứt quãng
nhiều, tôi nghĩ cơn đau tim sẽ tái phát trong một thời gian không lâu nữa.
Bệnh
nhân xanh mặt quỳ mọp xin cứu mạng. Ram Gopal thong thả cho biết :
- Ông có thể sống thêm nhiều năm nữa
nếu chịu khó điều trị. Chắc hẳn ông đã biết cách trị bệnh của tôi ?
Bệnh
nhân im lặng suy nghĩ . Ram Gopal giải thích cho phái đoàn :
- Bệnh tật là kết quả của những gì
trái với thiên nhiên. Sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Con người
bẩm sinh đều khoẻ mạnh, họ mắc bệnh vì các thói quen, lối sống không hợp tự
nhiên, rồi theo thời gian tiêm nhiễm vào cơ thể làm suy nhược. Khi bệnh mới
phát ra, con người ỷ lại vào thuốc men, các phát minh khoa học. Tiếc thay, lối
này chỉ có thể tạm thời cầm giữ bệnh tật cho nó không phát lên chứ không trừ
tuyệt căn. Y khoa Tây phương chỉ ngăn chận bệnh tật không làm nguy hại đến tính
mạng trong một thời gian, rồi sau đó cũng bó tay. Muốn trừ bệnh hoàn toàn, chỉ
có một cách duy nhất là cương quyết trừ tuyệt gốc và người duy nhất có thể chữa
được là “chính mình” mà thôi, ngoài ra không có ai khác. Một khi bệnh nhân ý
thức được điều này, nhất định theo đuổi cách trị đến cùng thì hầu như bệnh gì
cũng có thể chữa khỏi.
Giáo sư Mortimer lên tiếng :
- Xin ông giải thích rõ ràng hơn
nữa.
- Cách chữa cũng rất giản dị, việc
đầu tiên bệnh nhân phải làm là quyết định xem có theo phương pháp này được
không ? Nếu nhất quyết thì y lập tức từ bỏ tức khắc tất cả gia tài, sự nghiệp,
hoàn cảnh gia đình bên ngoài để gia nhập đạo viện cho đến khi hết bệnh.
- Ông muốn nói y phải trở nên một tu
sĩ hay sao ?
Ram Gopal bật cười :
- Không phải thế, đây không phải là
một đạo viện có tính cách tôn giáo. Tôi không bao giờ bắt buộc ai phải học giáo
lý, tin tưởng một số giáo điều, nghi thức hay sùng kính một đấng vô hình nào
hết. Đạo viện (Ashram) này chỉ có mục đích chữa bệnh. Điều tôi muốn thực hiện
là để bệnh nhân phải rời bỏ cái nếp sống cũ, cái hoàn cảnh, nguyên nhân đã
khiến y mắc bệnh. Lo nghĩ, phiền não, dinh dưỡng không đúng cách là nguyên nhân
chính của hầu hết các thứ bệnh. Phải dẹp bỏ, dứt sạch tất cả cho tâm hồn thật
thảnh thơi, thoải mái, rồi mới có thể chữa trị được. Đó là điều kiện quan trọng
nhất của phương pháp này.
- Nhưng việc gì phải từ bỏ tất cả,
đi dưỡng bệnh một nơi xa cũng có hiệu quả tương tự vậy.
Ram Gopal bật cười:
- Điều này không thể chữa tận gốc
được, hoàn cảnh tuy có khác nhưng đầu óc bệnh nhân vẫn còn cố chấp, suy nghĩ,
lo lắng thì làm sao dứt được phiền não? Chỉ có hoàn toàn dứt bỏ, để đầu óc
không còn bận tâm chút gì nữa, để trở nên con người hoàn toàn mới thì may ra
mới có thể chữa hết bệnh được.
- Từ bỏ gia tài, nhà cửa, gia đình
đâu phải dễ dàng, mấy ai đã làm được như thế? Nói thì thật giản dị nhưng nó là
cả vấn đề…
- Này ông bạn, nếu chết, ông có mang
mấy thứ đó đi theo được không ? Ông cứ việc ôm chặt lấy những thứ giả tạo vật
chất rồi để đau đớn dầy vò và cái chết quanh quẩn ám ảnh chăng ? Trước sau gì
cũng mất nó, thì thà bỏ quách đi có hơn không? Cách chữa này có thể coi như ta
đã chết rồi, đã mất tất cả rồi, và đi tìm cái sống trong cái chết.
Nguyên lý của bệnh như sau : con
người chìm đắm trong danh lợi, lo quanh, nghĩ quẩn, tích trữ tài sản mà quên sự
vô thường ở đời. Họ chỉ thấy lợi nhỏ mà quên hại lớn. Lo làm giàu vật chất mà
quên tu tâm, dưỡng tinh thần, vì thế thân thể suy nhược, tâm trí điên đảo, thần
trí bất nhất, lại thêm tửu sắc quá độ, hỉ nộ bất thường, dinh dưỡng coi thường
và bệnh tật do đấy mà sinh ra. Khi bệnh còn nhẹ, ta không để ý chữa trị, đến khi
nó phát ra đe doạ trực tiếp vào đời sống, ta mới hoảng hốt tin tưởng vào các
phát minh khoa học chữa trị. Thuốc men chỉ tạm thời ngăn chận khiến cho bệnh
chậm tái phát, kéo dài cuộc sống để ta tiếp tục đắm chìm trong dục vọng, phiền
toái một thời gian nữa. Đến khi thuốc men trở nên vô hiệu, bệnh tái phát thật
mạnh, thì khoa học bó tay, và con người chấp nhận sự phải đến sẽ đến, và coi
như đó là số mạng.
Đây là một lầm lẫn rất lớn mà ít ai để ý.
Nguyên nhân chính của bệnh là do sự bận rộn với đời sống hàng ngày, nếp sống
càng tiện nghi thì họ lại càng hết sức lao tâm, lao lực để đạt đến cái tiện
nghi hơn nữa. Thêm vào lòng tham muốn chiếm đoạt, tranh đua để thoả mãn dục
vọng nhất thời, khiến cơ thể trở nên mất quân bình, phá hoại cơ quan thần kinh.
Cơ quan này là đầu mối của mọi thứ bệnh nên theo thời gian, bệnh từ từ ngấm vào
tạng phủ khiến con người càng ngày càng lệch lạc, sống nghịch với thiên nhiên,
mất đi sự an lạc sẵn có, nói một cách khác, họ mất đi chính mình. Sự xả ly, dứt
bỏ tất cả là bước đầu để trở lại cái tinh thần nguyên thuỷ, nó là điều kiện cần
thiết để dứt căn bệnh trầm kha của loài người. Có thể đầu óc mới lấy lại sự
thăng bằng để họ có thể điều trị…
- Nhưng bệnh tật có nhiều nguyên
nhân chứ, ông nghĩ sao về các bệnh do vi trùng gây ra ?
Ram
Gopal lắc đầu :
- Trong người khoẻ mạnh, vi trùng
xâm nhập thế nào được ? Người sống theo thiên nhiên không thể có bệnh. Vi trùng
thì chỗ nào chả có, nhưng đâu phải ai cũng mắc bệnh như nhau. Nếu vi trùng là
nguyên nhân chính thì tại sao có kẻ mắc bệnh và có người lại không mắc bệnh ?
Ngay cả những lúc có bệnh thời khí khiến hàng trăm, hàng ngàn người lăn ra
chết; nhưng vẫn có những kẻ sống sót đấy chứ. Tóm lại, thân thể khoẻ mạnh có
thể chống mọi thứ bệnh.
(còn tiếp)
Bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét