23/5/13

MANG THAI VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH



Trẻ em vốn là những thiên thần bé nhỏ, đáng yêu. Trẻ cảm nhận cuộc sống bằng tiềm thức khi ý thức chưa phát triển. Một khả năng có thể coi là thần thánh, một giác quan của thế giới tâm linh mà sau này các bậc thiền nhân phải vất vả, khổ công tìm kiếm lại. Không phải ngẫu nhiên mà trẻ đến với thế giới này, đến với gia đình chúng ta. Nói theo đạo Phật, đó là kết quả của trùng trùng duyên khởi. Trẻ đến với cuộc đời bằng trái tim hạnh phúc. Tình thương rộng lớn. Kết nối những yêu thương.




 Khi còn trong bụng mẹ, từ một tế bào ban đầu để trở thành một em bé khi chào đời trẻ đã trải qua hơn 3 tỷ lần thay đổi, biến chuyển. Nghĩa là một ngày có hơn 10 triệu lần sự phân chia, sinh trưởng của các tế bào. Do vậy vai trò của người mẹ là hết sức quan trọng. Dân gian nói “có con trong dạ thì mạ phải tu” là vì thế. Chỉ một ngày người mẹ sống không đúng thôi, cũng sẽ đem lại cho trẻ nhiều điều bất lợi sau này và chúng ta sẽ phải mất nhiều năm để sửa chữa cho một ngày đó.
Lão muốn cung cấp cho mọi người một cách nhìn khác hơn theo cơ chế tự nhiên, cơ chế đã tạo nên sự sống, con người. Đó là quy luật âm dương, trên nguyên lý vô song của trật tự vũ trụ.

Thai nhi hình thành bởi sự kết hợp nguyên khí (dương khí, sinh khí, Đông y gọi là khí tiên thiên) của bố và mẹ, của người nam và người nữ; là những gì tinh túy nhất của một con người. Bởi thế nên thai nhi là một nguồn năng lượng rất lớn, mang một sức sống mãnh liệt.
Do vậy khi mang thai cơ thể người mẹ thường trở nên rất dương (nhiều dương khí). Do đặc tính nhu cầu cân bằng tự nhiên của cơ thể, muốn cân bằng lại âm dương, nên người mẹ sẽ phát sinh nhu cầu thèm được ăn những thức ăn mát hoặc ngọt (âm), hoặc thèm những thực phẩm có vị chua (cực âm).
Nếu cơ thể người mẹ trước lúc mang thai đã bị mất cân bằng âm dương, bị âm hóa, thì sẽ không có hiện tượng này. Những người mẹ thuộc dạng này cần hiểu biết, và cần phải hết sức lưu ý vì họ rất dể gây tổn thương cho thai nhi, và họ cũng rất dễ bị cảm, dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiềm trong thời kỳ mang thai hơn những người mẹ bình thường khác.

Người mẹ không nên ăn nhiều thực phẩm mang nhiều tính âm trong thời kỳ mang thai, vì sẽ ảnh hưởng tới dương khí của thai nhi. Nếu quá thèm có thể ăn chút ít, hoặc tìm những thực phẩm khác có thể thỏa mãn cơn thèm nhưng ít độc hại hơn. Ví dụ nếu thèm ngọt thì đừng ăn bánh, kẹo, chè… mà thay vào đó là vị ngọt nhẹ hơn của cà rốt, bí đỏ, khoai lang..vv…Nếu thèm chua thì có thể ngậm một chút chanh muối khi cần thay vì ăn nhiều chanh, cóc, xoài xanh..vv…
Nếu người mẹ mang thai không hạn chế thực phẩm âm, sẽ ảnh hưởng đến dương khí của thai nhi, sẽ làm cho sức khỏe của trẻ sút kém về sau, dễ mắc nhiều bệnh tật. Nếu người mẹ ăn nhiều thực phẩm âm sẽ khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh bẩm sinh khi chào đời như tim mạch, tự kỷ, các bệnh về máu, hoặc rối loạn chuyển hóa..vv...Nếu ăn quá nhiều thực phẩm cực âm sẽ dễ khiến cho trẻ có thể bị nhiều di chứng về não, khiếm khuyết, dị tật… về cơ thể khi chào đời.
Khi người mẹ đang mang thai uống một cốc nước đá thôi, thì thai nhi sẽ có cảm giác như  đang bị dìm xuống biển băng. Ăn nhiều những chất kích thích như tỏi, ớt… sẽ khiến thai nhi cảm thấy bứt rứt, dễ bị kích động trong đời sống của mình.
Người mẹ mang thai uống nhiều sữa, ăn nhiều đồ mát, đồ ngọt, trái cây, hải sản, ốc, hến… sẽ làm cho trẻ yếu ớt, trở nên thụ động, và dễ mắc chứng trầm cảm, mang nhiều nỗi khổ trong nội tâm của mình khi trưởng thành.

Nói chung người mẹ khi mang thai, nên sử dụng thực phẩm sạch. Hạn chế dùng thực phẩm bảo quản bằng tủ lạnh, hạn chế sử dụng thức ăn sẵn, đóng gói. Thực phẩm nhiễm hóa chất khi gieo trồng hay bảo quản sẽ mang rất nhiều âm khí. Người mẹ mang thai nếu khỏe mạnh (cân bằng âm dương) nên ăn những thực phẩm có tính chất âm dương cân bằng. Nếu bị âm hóa, mất cân bằng âm dương trước hoặc trong khi mang thai người mẹ cần ăn những thực phẩm dương hơn, ấm hơn một chút (đọc thêm bài: “Bảng phân loại thực phẩm theo tính chất âm dương…”).
Nếu người mẹ bị cảm, bị nhiễm bệnh hay có những triệu chứng về các bệnh lý trong quá trình mang thai, hãy tự chữa khỏi cho mình bằng cách điều chỉnh âm dương trong cuộc sống. Đơn giản, tự chữa khỏi rất nhanh mà không cần phải dùng thuốc. (đọc thêm bài “Âm dương cứu vãn đời sống, chữa khỏi mọi bệnh tật”).

Trạng thái tinh thần của người mẹ lúc mang thai là hết sức quan trọng, và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ. Trầm cảm, uất ức, buồn phiền, hay tức giận sẽ làm hao tổn năng lượng của người mẹ một cách khủng khiếp (lão không giải thích điều này ở đây vì nó quá dài). Từ đó tác hại rất lớn đến thai nhi, còn tai hại hơn cả việc người mẹ ăn quá nhiều thực phẩm âm nữa.
Nếu là một người mẹ hiểu biết, bạn nên thay đổi lối sống, am hiểu một chút các quy luật về tâm lý, và biết cách thích ứng với hoàn cảnh, môi trường, để có một trạng thái tinh thần tốt trong giai đoạn này.


Vài điều nên lưu ý với trẻ sơ sinh:

1/      Dùng áo cũ ủ cho trẻ.

          Khi em bé chào đời, theo dân gian nhất là ở các vùng quê, chúng ta thường có thói quen dùng một chiếc áo của bố hoặc mẹ, của anh chị, hay của một đứa bé khác dùng để ủ cho trẻ.
Không nên làm như thế, bởi trường năng lượng của một người này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến một người khác, nhất là trẻ sơ sinh. Người lớn chúng ta thường không tốt do đã bị thay đổi quá nhiều. Người bố có thể rất thương con nhưng lại mang nhiều cố chấp, bảo thủ, tật xấu của bản thân mình. Người mẹ giàu tình thương nhưng lại nhiều ủy mị và năng lượng thường là nhiều tính âm. Trẻ cũng không cần phải giống hay ảnh hưởng bởi một đứa trẻ khác, một ai đó, vì bản thể của con người luôn là duy nhất. Nó sẽ khó khăn hơn cho chúng ta trong việc định hướng và giáo dục cho trẻ sau này. Vì vậy chúng ta nên sử dụng hoàn toàn đồ mới cho trẻ sơ sinh.

2/      Về sữa mẹ.
         
Nếu người mẹ ít sữa, không nên sử dụng những thực phẩm giàu tính âm để tăng lượng sữa như hoa chuối, cơm nếp, bánh chưng, lạm dụng chân giò heo ..vv… Chúng ta thấy lượng sữa nhiều hơn rõ rệt khi dùng các thực phẩm này. Thực ra vì những thực phẩm này khi đi vào cơ thể người mẹ, sẽ làm cho cơ thể người mẹ âm hơn, tích nhiều nước hơn, sữa bị loãng ra. Chất lượng sữa của người mẹ không phải đã tăng lên mà do đã chứa nhiều nước hơn ở trong đó. Giống như việc khi ta vắt một quả cam được một nửa ly nước, thay vì việc uống nửa ly nước cam nguyên chất đó thì chúng ta lại pha thêm nước lạnh vào cho đầy cốc rồi mới uống. Điều này làm cho hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, dễ làm cho sức khỏe của trẻ không được tốt. Có thể gây ra chứng béo phì ở trẻ sơ sinh mà chúng ta thường hiểu nhầm là trẻ ú sữa, hoặc cho rằng đó là do người mẹ “mát sữa”. (Những trẻ thuộc dạng này thường có nguy cơ dễ bị cảm, nhiễm bệnh tật nhiều hơn những trẻ khác khi lớn hơn).

Với người mẹ ít sữa, để tăng lượng sữa chúng ta có thể ăn món chân dê hầm nhừ. Chân dê lấy từ khoeo chân trở xuống, nướng qua lửa hay than và cạo sạch, cho thêm ít gạo lứt trắng, đậu đỏ, bí đỏ (Có hoặc không thêm một chút cà rốt (sạch), hạt sen, vài lát củ sen tùy thể trạng). Ninh nhừ, ăn nóng.
Thịt dê, chân giò lợn rừng (nuôi cũng được)..vv… cũng rất tốt để làm tăng lượng sữa và chất lượng sữa. Bổ sung năng lượng rất tốt mà lại không bị âm hóa.
Với người mẹ “mát sữa, nhiều sữa, hay có thể nói là sữa bị loãng do cơ thể người mẹ nhiều tính âm. Chúng ta nên ăn thêm Tam thất, hoặc cao khỉ (thực phẩm nhiều dương khí)… sẽ giúp làm cho sữa đặc lại, ấm hơn, có tác dụng tốt cho sức đề kháng và cho sức khỏe của trẻ.
Trong dân gian những người mẹ sau sinh thường được cho uống nước của một loại chè đắng nào đó, đồng thời ăn khô và mặn hơn một chút. Đây là những thực phẩm dương giúp người mẹ thon gọn cơ thể nhanh (dương hơn), làm cho sữa mẹ dương hơn, ấm hơn từ đó nâng cao sức đề kháng và khỏe mạnh cho trẻ. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm âm sau sinh, vô hình chung đã đi ngược lại giá trị này, khiến cho trẻ dễ bị cảm, nhiễm bệnh tật hơn.

3/      Không nên để đèn sáng ban đêm khi trẻ ngủ.

Mọi sinh vật sống trên trái đất đều có chung đặc điểm luôn hướng về phía có ánh sáng, nơi có nguồn năng lượng cung cấp cho sự sống. Khi trồng hoa, muốn cho cây tăng trưởng nhanh người ta phải dùng ánh sáng điện cả ban đêm để thay thế cho ánh sáng  mặt trời. Ban đêm mọi sinh vật biển đều hướng về phía có ánh sáng, người ta lợi dụng đặc điểm này nên đã dùng ánh sáng đèn để đánh bắt các loại cá, tôm, mực ..vv…

Con người chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi thời tiết ấm, con người trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ do hấp thụ được nhiều năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Bởi vậy nên khi có thời tiết mưa dầm, hay trời lạnh chúng ta sẽ thấy u buồn hơn, chậm chạp hơn, do thiếu năng lượng từ nguồn ánh sáng này.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nguồn sáng, và bộ phận nhạy cảm nhất là mắt, cơ quan cảm thụ ánh sáng. Nếu chúng ta để đèn sáng ban đêm vô hình chung đã khiến mắt của trẻ luôn bị kích thích, phát triển quá mức. Giác mạc dày lên, nhãn cầu thay vì có hình cầu lại có hình ô van…Đây chính là nguyên nhân gây nên các tật về mắt sau này cho trẻ. Ngày nay có đến 90% thanh thiếu niên bị cận thị, đều có nguyên nhân xuất phát do cha mẹ đã để đèn sáng ban đêm cho trẻ ngủ, từ khi còn nhỏ.
Hãy tuyệt đối tắt hết mọi nguồn sáng ban đêm khi trẻ ngủ, chỉ bật nguồn sáng vừa đủ khi cần làm việc gì đó, sau đó tắt ngay.  Việc này cũng sẽ giúp hình thành thói quen cho trẻ khi lớn hơn, khi chúng ta tắt đèn trẻ sẽ tự mình nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

4/      Hạn chế cho trẻ nằm võng.

Nhiều bà mẹ đã lợi dụng không chính đáng đặc điểm trẻ dễ ngủ hơn khi nằm võng. Não của trẻ sơ sinh có cấu tạo rất mềm, lỏng. Khi võng đu đưa sẽ làm cho não bị sóng sánh. Theo cơ chế tự bảo vệ một cách thụ động, não bộ của trẻ đành tiết ra hóc môn gây ngủ. Khoa học khuyến cáo không trên rung, lắc trẻ sơ sinh quá mạnh khiến trẻ có thể bị chấn thương sọ não (do não bị va đập vào vỏ não) cũng vì bởi nguyên nhân này.
          Khi chúng ta quá lạm dụng đặc điểm này của trẻ, cho trẻ nằm nôi, nằm võng nhiều, thường xuyên đu đưa, thậm chí nhiều trẻ đã xuất hiện việc phụ thuộc vào phản xạ có điều kiện, tức trẻ chỉ chịu ngủ khi nằm võng. Bởi vậy khi lớn lên, trưởng thành rất khó để trẻ có thể chìm vào giấc ngủ thật say mỗi đêm. Không thể ngủ say sưa để phục hồi lại năng lượng cho một ngày chạy nhảy, từ đó trẻ sẽ không khỏe mạnh. Đây còn là một phần nguyên nhân của chứng mất ngủ ở người lớn,và còn là tác nhân của việc mất thăng bằng cơ thể trong một số hoàn cảnh, như dễ say tàu xe, say sóng, sợ độ cao ..vv…

5/      Không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ.

Là nguyên nhân có thể gây nên các chấn thương cho trẻ, nhất là chấn thương sọ não nhẹ, dễ gây nên các chứng động kinh, hưng phấn thần kinh quá mức hay trầm cảm cho trẻ khi lớn. Do xe tập đi bị dừng đột ngột khi gặp các chướng ngại vật như bàn ghế, giường tủ, va vào tường… Bởi khi đó não của trẻ sẽ bị va đập vào thành vỏ não.
Hãy để cho trẻ được quyền phát triển một cách tự nhiên. Trẻ khắc tự biết bò, biết đứng, biết đi khi cơ thể phát triển tương xứng, thích hợp. Nếu chúng ta ép trẻ đi quá sớm, khi trẻ chưa hoàn thành cấu tạo sụn, khớp. Khi hệ cơ, xương chưa đủ cứng cáp để nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Thì đây sẽ là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về cơ, xương của trẻ về sau. Là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên các tổn thương về cột sống, bệnh viêm xương, khớp của người lớn.

          Chúng ta thường đổ lỗi cho hoàn cảnh. Do không có thời gian, do điều kiện kinh tế, công việc, do không có người phụ giúp chăm sóc cháu..vv… Thực ra nếu chúng ta có thêm một chút hiểu biết, cộng với tình thương vô bờ bến đối với con mình. Tự khắc chúng ta sẽ biết cách sắp xếp, chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt đẹp, chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho đứa con yêu thương khi bước vào đời.
(Còn tiếp)
Phần II:     Vì sao trẻ bị bệnh? cách chữa khỏi mọi bệnh tật cho trẻ không cần dùng thuốc.

Cảm ơn vì bạn đã đọc.

1 nhận xét:

Unknown nói...

Con cảm ơn bài viết rất hay của thầy ạ. Con xin phép thầy được shase bài viết để mọi người mẹ đều sinh những người con thông minh nhanh nhẹn. Tiếc 1dieu là con không có duyên được đọc sớm khi con đã sinh con đươc 2tuoi mà bé lại bị chậm phát triển tâm thần ( vận động. Giao tiếp)
trong bài viết, thầy có nói là ko nên dùng xe tạp đi cho trẻ. Vậy thầy cho con hỏi là với trường hợp chậm đi như con của con thì có nên dùng xe tập đi không ạ?