Phần
3: Cách phân biệt vong linh thật, giả.
(Tiếp theo kỳ trước)
Vong linh không còn thể xác nên họ
không thể sử dụng các giác quan của thể xác như nghe âm thanh bằng tai, đụng chạm
bằng thân thể, hay quan sát bằng mắt..vv... như chúng ta nữa, mà họ giao tiếp,
tư duy bằng một cách khác. Có thể tạm diễn đạt đó là một dạng bức xạ năng lượng
mang thông tin của ý nghĩ, rất nhanh và thần tốc.
Chẳng hạn khi ta viết lên tờ giấy tên
mình là gì, cần gọi vong là ai, thì đầu ta nghĩ điều đó, đồng nghĩa với việc bộ
não gửi đi một thông điệp bằng bức xạ
năng lượng và lập tức vong đã nhận được. Cho nên khi ngồi nói chuyện với vong nếu
chúng nghĩ đến những người thân hay sự việc nào đó, một cách vô tình hay chủ ý,
cho dù chưa nói thành lời thì vong đã biết và sẽ hỏi ngay và nói ngay về việc
đó, về những người thân đó; kể cả còn sống hay đã khuất, kể cả bệnh tật và mọi
thứ liên quan đến người mà bạn nghĩ tới.
Làm sao mà ta không tin cho được nếu
chúng ta không hiểu rõ cơ chế “truyền tin” đặc biệt này.
Làm
sao mà bạn có thể hiểu tại sao vong lại có thể nhập vào một người, bám theo,
hay sống chung với người đó nếu không hiểu rõ không gian không phải là 3 chiều
và thời gian không còn là tuyến tính trong thế giới của họ.
Nhiều
người thấy sợ hãi vì những khả năng của vong, vì thấy “cái gì nó cũng biết”..vv...
chẳng có gì khó hiểu hay đáng sợ ở đây cả, đó là tính chất của tự nhiên. Giống
như việc con cá ở dưới nước thì sẽ biết bơi, con thú trên rừng thì biết chạy,
có miệng thì biết nói thôi... khi không còn sử dụng những giác quan của thân
xác nữa thì thế giới tâm linh sẽ sử dụng một loại “giác quan khác”, đơn giản chỉ
là vậy.
Những
người tu hành đắc đạo đều có khả năng này, ngồi một nơi mà biết khắp chuyện của
thiên hạ, là do họ đã làm lắng xuống được các giác quan về thân xác của mình.
Khi nhìn thấy một người có biểu hiện
không bình thường về nhận thức, hành vi, tính cách (không giống với họ trước
đó). Thì sẽ có 3 trường hợp xảy ra.
- Thần kinh thật, nghĩa là não bộ của người đó đã bị tổn thương, dẫn đến việc không còn điều khiển, kiểm soát được cơ thể.
- Thần kinh giả, nghĩa là não bộ của người đó vẫn hoàn toàn bình thường, nhưng do đã bị vong nhập vào và “chiếm mất quyền điều khiển”.
- Không phải thần kinh thật, cũng chẳng phải thần kinh giả, khoa học phương Tây gọi đó là chứng bệnh đa nhân cách, là một trạng thái của tiềm thức con người (các bạn học thiền sẻ hiểu rõ những điều này trong khóa học).
- Thần kinh thật, nghĩa là não bộ của người đó đã bị tổn thương, dẫn đến việc không còn điều khiển, kiểm soát được cơ thể.
- Thần kinh giả, nghĩa là não bộ của người đó vẫn hoàn toàn bình thường, nhưng do đã bị vong nhập vào và “chiếm mất quyền điều khiển”.
- Không phải thần kinh thật, cũng chẳng phải thần kinh giả, khoa học phương Tây gọi đó là chứng bệnh đa nhân cách, là một trạng thái của tiềm thức con người (các bạn học thiền sẻ hiểu rõ những điều này trong khóa học).
Trường
hợp thứ 2 là trường hợp mà chúng ta thường hay gặp khi đi gọi hồn, áp vong.
(Thiên
thủ thiên nhãn)
Như đã phân tích ở trên, vong linh giao
tiếp bằng một loại “giác quan” khác, chúng ta tạm hiểu là bức xạ năng lượng
mang thông tin của ý nghĩ. Nắm rõ điều này tự khắc chúng ta sẽ biết cách phân
biệt vong thật giả, có phải vong nhà mình hay không. Ví như khi chúng ta gặp một
kẻ gian, chúng ta không biết cách tìm hiểu thì không thể biết kẻ đó có phải là
kẻ gian, có ăn trộm đồ hay không. Nhưng vào đồn công an, người ta hỏi vài câu
là “lòi đuôi” ra ngay (giới hình sự gọi đó là “biện pháp nghiệp vụ”).
Vấn
đề là cách hỏi.
Nếu
chúng ta cao tay, thì chúng ta hỏi nhưng chúng ta không suy nghĩ về vấn đề mà
mình đang hỏi, còn không thì chúng ta sẽ hỏi những điều mà chính mình cũng
không biết. Vì khi mình hỏi như thể thì đầu mình không nghĩ đến điều đó và não
bộ không bức xạ ra thông tin, và nếu không phải vong nhà mình thì khi họ không
dựa được vào thông tin mà mình phát ra nên họ không thể nào biết được.
Ví
dụ:
Chúng
ta hỏi vong người bố: “Cái tủ chè nhà mình ngày xưa bố mua ở đâu hả bố?” (mình
không biết gì về cái tủ này, vì sinh ra đã nhìn thấy nó, và chưa được nghe ai kể
về lai lịch chiếc tủ, chẳng biết do bố mình mua, ai cho, hay do tổ tiên để lại).
Và nghe cách trả lời của vong có logic, có hợp lý hay không mà chúng ta sẽ biết
được đó là vong thật hay giả.
Hoặc
chúng ta hỏi: “Vì sao cây cam, cây bưởi trước sân nhà mình lại chết hả bố? khi
hỏi như thế đồng thời chúng ta cố tưởng tượng ra trong đầu mình, nghĩ về hình ảnh
có một cây cam hay cây bưởi bị chết khô. Nếu vong trả lời: “nó chết vì khô hạn”!
thì đã bị lộ tẩy, vì thực tế nhà mình chẳng hề có cây cam hay cây bưởi nào ở
trong vườn cả.
Những
câu hỏi tương tự: “Con lớn của con năm
nay không biết có đậu đại học không?” vong giả thì sẽ trả lời đậu, không biết,
hoặc bảo nó cố gắng lên, ông sẽ phù hộ cho... vong thật thì nói ngay: “Thằng
Hoan nó mới học lớp 8 thì thi đại học cái gì...”
Còn nếu khi chúng ta hỏi về một tư duy
thật, một hình ảnh thật, chẳng hạn: “Bệnh tật của em con liệu thế nào hở bố?” khi hỏi như thể thì đầu óc của ta đã suy nghĩ
về hình ảnh đứa em mình bị đau dạ dày, và tất cả những điều liên quan đến nó.
Thì lập tức vong giả cũng sẽ biết ngay tất cả những điều đó, và trả lời hoàn
toàn đúng các câu hỏi liên quan: “Với cái tính bướng bỉnh của nó thì chưa chữa khỏi
được đâu, về bảo nó đừng ăn thịt chó nữa, rồi bố sẽ phù hộ cho ..vv...” thế là hỏng rồi.
(Bức
xạ năng lượng, thông tin qua ý nghĩ)
Nhiều
vong giả nhập vào cũng rất ranh mãnh (người ta nói ranh như ma mà).
Ví
dụ nếu ta hỏi vong có biết nhà bạn mình có mấy đứa con không (chúng ta hỏi
nhưng cố gắng đừng nghĩ, hoặc tập trung nghĩ đến một con số sai để đánh lừa
vong, nếu là vong nhà mình thật thì chắc chắn sẽ biết). Trong trường hợp này
nhiều vong giả đã rất khôn, không trả lời ngay mà tìm kế hoãn binh, cứ đưa tay lên vẽ một con số loằng ngoằng
nào đó (vì chưa nhận được thông tin bức xạ ra từ não bộ của chúng ta). Chúng ta
dồn hỏi liên tục mấy lần vong vẫn cứ làm vậy, khi thấy vong lúng túng không trả
lời được (ta có thể hỏi nhanh, hỏi dồn dập để kiểm tra, khi hỏi nhanh não bộ của
chúng ta cũng bức xạ thông tin ít hơn), đến lúc mình nghĩ: “có 3 đứa mà cũng
không biết, chẳng biết ông là ai nữa”. Thì lúc đó lập tức vong giả sẽ lên tiếng
ngay: “Nhà nó có 3 đứa chứ gì, bố trêu mày chút thôi”... Thế là, nếu không tỉnh táo chúng ta lại bị cái
thứ ranh như ma đó lừa, rồi cứ mãi đi vào mê trận của vong linh, ma quái.
Khi đối diện với vong (trong người được
nhập), chúng ta nên giữ thái độ điềm tĩnh, ung dung, không xem thường, báng bổ,
nhưng cũng không lo sợ, dao động hay tin tưởng ngay. Thấy vong nhập vào xưng là
bố, là bà cô tổ, gọi đúng tên mình và tên những người khác trong gia đình mà
không thẩm tra là bà cô nào, hình dáng ra sao? tên họ là gì? Đời thứ mấy? Bố mẹ
là ai? Có mấy anh em ... mà đã vội cô cô, cháu cháu thì hỏng rồi, dính bẫy vong
giả hay chẳng phải vong như chơi.
Chẳng
hạn bình thường ta ở nhà một mình, bố mẹ đi vắng, có một người lạ đến tự xưng
là anh em với nhà mình. Chẳng nhẽ mình lại mở cửa cho họ vào ngay? Trộm cướp
thì sao?
Nếu
là vong nhà mình thật thì họ chẳng ngại gì khi chứng minh cho mình tin đó là thật.
Nhiều vong giả rất quỷ quệt, ranh ma, nếu thấy người đi gọi vong “yếu bóng vía”
thì ra oai ngay: “Tao là ông mày mà mày dám hỏi vặn vẹo thế ah, láo, ông vật
cho chết bây giờ ?!!”.
Thật
sự nếu chúng ta không hiểu biết, không vững tâm thì rồi có nhiều điều cứ phải
lo âu, suy nghĩ đấy.
(Thiền
– Năng lượng – Một phương pháp chữa bệnh âm hiệu quả)
Cho nên theo lão, nếu không thực sự cần
thiết thì không nên đi áp vong. Vì phần lớn khi có hiện tượng vong nhập (nếu
có), thì thường cũng do nhiều vong cô hồn lang thang, tụ tập, hay đi theo những
người chuyên cúng gọi vong hoặc cô đồng sẵn rồi, được dịp là họ nhập vào bất kể
ai để hưởng chút lợi nào đó. Để rồi chúng ta tin mù quáng và đôi khi cũng xảy
ra những điều đáng tiếc. Có trường hợp người áp vong chỉ biết cách gọi vong nhập
chứ chẳng biết cách, không có khả năng tiễn vong đi thế là xảy ra tâm thần, bệnh
tật, điên loạn..vv... (học viên Thiền -
Năng lượng chữa bệnh thường có khả năng giải vong, chữa bệnh âm cho mình hoặc
cho người khác rất nhanh).
Hãy là người thông thái hơn, biết cách tạo
ra những điểm tựa cho chính mình, thì sẽ tránh được tai ương, bất trắc trong đời
sống. Ví dụ chăm chỉ sẽ chẳng lo đói, biết học hỏi sẽ chẳng bị người khác lừa,
biết sống hợp với tự nhiên thì tai họa, bệnh tật sẽ không xảy đến... Việc gì cũng vậy, hãy cứ “thường thường phải
đạo thì thôi; đừng căng mà đứt, đừng lơi mà chùng”...
Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.
Bài viết liên quan:
1 nhận xét:
chào lão hạc tiên sinh. cháu lúc đầu cũng không tin nhiều về vấn đế hồn nhập hay là vong nhập. nhưng sau khi trai qua một sự việc thì giờ cháu đã tin 100% rồi ạ. bài viết của lão đúng y chang như lúc đó của cháu, lúc vong nhập có huởng dẫn cháu ngồi thiền tĩnh tâm.qua bài viết của lão chứng tỏ lão rất rõ về điều này. mong rằng cháu với lão sẽ có duyên để gặp nhau. cảm ơn lão
Đăng nhận xét